Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
Bố cục
– Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Cái tôi của tác giả thời thơ ấu
– Phần 2 (còn lại): Hình ảnh người bà và tình cảm của tác giả
Câu 1 (trang 149, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
– Cái tôi tác giả thời thuở nhỏ:
+ Tinh nghịch, vô tư, sống giữa những kỉ niệm vừa vui, vừa buồn: câu cá, ăn trộm nhãn, bắt chim sẻ
+ ấn tượng tuổi thơ của tác giả: khói Trầm thơm, điệu hát văn, bóng cô đồng, mùi huệ trắng
– nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả:
+ quen thuộc: vô tư, hồn nhiên, tinh nghịch như bao đứa trẻ khác
+ mới lạ: nhìn một cách thẳng thắn vào tuổi thơ, có cả cái hồn nhiên nhưng đồng thời cũng có cái xấu; đó là một đứa trẻ say sưa trong thế giới hư ảo mà quên đi thế giới thực, quên đi người bà của mình
Câu 2 (trang 149, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
– hình ảnh người bà: vất vả, cơ cực, lam lũ nhưng giàu tình thương và luôn hi sinh thầm lặng
+ mò cua xúc tép
+ gánh chè xanh
+ bán trứng ở ga
+ bán cháo những đêm hàn
– tình cảm của tác giả đối với bà:
+ thương bà nhưng đã muộn vì bà không còn nữa
+ xót xa, ngậm ngùi, ân hận vì những việc đã xảy ra
Câu 3 (trang 149, sgk Ngữ văn 12, tập 1)
Cách thể hiện đặc biệt của tác giả:
– thể hiện gián tiếp qua các hình ảnh, âm thanh
– bộc lộ trực tiếp
– nghệ thuật đói lập
Nội dung chính của văn bản:
– Nội dung: Từ tình yêu thương sâu sắc của bà, bài thơ thể hiện sự chiêm nghiệm của nhà thơ trước cuộc đời.
– Nghệ thuật:
+ Hình ảnh giản dị, gần gũi
+ Chất dân gian