Tuần 33

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

I. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 191 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Cơ sở xuất hiện và nội dung cụ thể từng giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ của văn học.

Giá trị nhận thức Giá trị giáo dục Giá trị thẩm mĩ
Cơ sở xuất hiện Là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, muốn hiểu biết cuộc sống và chính bản thân, từ đó tác động vào cuộc sống một cách có hiệu quả. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức. Là khả năng văn học có thể đem đến cho con người những rung động trước cái đẹp (chân – thiện – mĩ).
Nội dung + Quá trình nhận thức cuộc sống của văn học
+ Quá trình tự nhận thức của văn học
+ Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát cuộc sống tốt lành, chan hòa tình yêu thương.
+ Nhà văn luôn bộc lộ tư tưởng – tình cảm, nhận xét, đánh giá,… của mình trong tác phẩm.
+ Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức.
⇒ Đặc trưng giáo dục của văn học là con đường cảm xúc tới nhận thức, tự giáo dục.
+ Văn học đem đến cho con người những vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ của cuộc đời.
+ Văn học có thể phát hiện ra vẻ đẹp của những vật rất nhỏ bé, bình thường và cả vẻ đẹp đồ sộ, kì vĩ.
+ Hình thức nghệ thuật của tác phẩm (ngôn ngữ, kết cấu…).
+ Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người (ngoại hình, nội tâm, tư tưởng – tình cảm, những hành động, lời nói…).

Câu 2 (trang 191 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Mối quan hệ giữa các giá trị của văn học

– Ba giá trị có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cùng tác động đến người đọc.

– Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức. Giá trị thẩm mĩ khiến cho giá trị nhận thức và giá trị giáo dục được phát huy.

Câu 3 (trang 191 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

– Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc chuyển hóa văn bản ngôn từ nghệ thuật thành tác phẩm văn học thông qua các giai đoạn như đọc văn bản (tri giác ngôn từ, tái tạo hình ảnh…), phát hiện, kiến tạo ý nghĩa của tác phẩm, thưởng thức các giá trị tư tưởng, nghệ thuật, ghi nhớ những điều hay, tâm đắc…

– Tính chất tiếp nhận văn học:

    + Đó là một quá trình giao tiếp.

    + Tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận các yếu tố thuộc về cá nhân có vai trò quan trọng.

    + Tính đa dạng, không thống nhất của việc tiếp nhận văn học.

Câu 4 (trang 191 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

– Quá trình tiếp nhận văn học bao gồm ba cấp độ:

    + Cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của tác phẩm.

    + Cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy nội dung tư tưởng của tác phẩm.

    + Cảm thụ chú ý đến cả nội dung hình thức và nội dung biểu hiện (nghệ thuật).

– Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần

    + Không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết của mình.

    + Tích lũy kinh nghiệm tiếp nhận.

    + Biết trân trọng tác phẩm, tìm cách tìm hiểu tác phẩm một cách khách quan, trọn vẹn.

    + Tiếp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.

    + Không nên suy diễn tùy tiện

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 191 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

– Đó là cách nói để khẳng định và đề cao giá trị giáo dục của văn chương.

– Cần đặt gíá trị giáo dục trong mối quan hệ không thể tách rời với các giá trị khác bởi giữa các giá trị của văn học có mối liên hệ hỗ trợ mật thiết, có giá trị này mới có giá trị kia.

Câu 2 (trang 191 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, ta có thể cảm nhận được những giá trị lớn của văn học:

    + Giá trị nhận thức: Người đọc hiểu thêm về thú chơi chữ thanh cao, nho nhã của người xưa; tái hiện được không gian và thời gian lịch sử- xã hội của thời đại đó,…

    + Giá trị giáo dục: Ngợi ca và trân trọng những nét nhân cách và khí phách cao đẹp của Huấn Cao, tác phẩm hướng người đọc đến những giá trị đạo đức, nhân cách tốt đẹp.

    + Giá trị thẩm mĩ: Nguyễn Tuân đem đến cho chúng ta một quan niệm thẩm mĩ thú vị, thấm đẫm tư tưởng nhân văn: cái đẹp có thể nảy sinh ở chốn ngục tù; ngọn lửa chính nghĩa có thể bùng cháy ở nơi sự bẩn thỉu, tối tăm ngự trị; thiên lương cao cả có thể xuất hiện trong môi trường của tội ác.

Câu 3 (trang 191 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Đây là cách nói khác về các cấp độ khác nhau trong tiếp nhận văn học:

Cảm là cấp độ tiếp nhận cảm tính về tác phẩm, là khi người đọc có những ấn tượng chung nào đó (vui, buồn, sâu sắc, mới mẻ…) nhưng chưa cắt nghĩa được nguồn gốc những ấn tượng đó.

Hiểu là cấp độ tiếp nhận lí trí, là khi người đọc đã nhận thức được tác phẩm một cách tương đối trọn vẹn cả về nội dung và nghệ thuật, có cơ sở để lí giải những ấn tượng, cảm xúc mà tác phẩm gợi ra cũng như những giá trị sâu xa khác của tác phẩm.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1115

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống