Tuần 16

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Bố cục

Phần 1 (từ đầu đến gậy đánh phèn): sự dữ dội, hung bạo của sông Đà

Phần 2 (dòng nước sông Đà): cuộc sống con người trên sông Đà, hình tượng người lái đò

Phần 3 (còn lại): vẻ hiền hòa, trữ tình của sông Đà

Câu 1 (trang 192 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Tác phẩm người Lái đò sông Đà thể hiện sự quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng của nhà văn trên các phương diện:

– Tác giả miêu tả sông Đà từ những chi tiết cụ thể, sinh động và thực tế

– Tác giả miêu tả từ nhiều góc quan sát độc đáo khác nhau

    + Từ trên máy bay thấy sông Đà như một sợi dây thừng

    + Trực tiếp ngồi trên thuyền tham gia hành trình trên sông Đà

Câu 2 (trang 192 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Để khắc họa hình tượng sông Đà như một con sông hung bạo, tác giả có sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh:

    + Bờ sông, dựng vách thành… có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một yết hầu, lòng sông như có chỗ nằm gọn giữa hai bờ vách như con hàng động huyền bí

    + Khung cảnh mênh mông hàng cây số nước đá…như lúc nào cũng đòi nợ xuýt

    + Những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu

– Biện pháp nhân hóa: âm thanh

    + Tiếng nước réo nghe như oán trách, lúc như van xin, khiêu khích, giọng gằn như chế nhạo

→ Biện pháp tu từ khiến cho dòng sông Đà trở nên nổi bật với sức mạnh hoang dại, vẻ hùng vĩ, sự dữ tợn, táo bạo trước góc miêu tả tinh tế của tác giả

Câu 3 (trang 192 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Dòng sông Đà trữ tình:

– Sự liên tưởng độc đáo: Sông Đà tuôn dài như áng tóc trữ tình của người thiếu nữ

– Sông Đà được nhìn qua làn mây, qua ánh nắng với màu sắc

    + Xuân: xanh màu xanh ngọc bích

    + Thu: lừ đừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa

– Sông Đà gắn bó với con người tựa cố nhân

– Bờ sông hoang dại, bình lặng như thời tiền sử- hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa

→ Sông Đà trữ tình, hiền hòa, sự tài hoa của Nguyễn Tuân đã mang lại những áng văn bức tranh trữ tình làm say đắm lòng người

Câu 4 (trang 192 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Hình ảnh người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo

– Con người nhỏ bé đời thường, không vũ khí, không phép màu, có thể thắng được thạch trận đủ 3 lớp

– Người lái đò được miêu tả là người tài năng, nhanh trí, vượt thác như cưỡi ghềnh, xé toang lớp này đến lớp khác trùng vi thạch trận

– Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉ, thất vọng qua bộ mặt xanh lè

→ Người lái đò chiến thắng trong trận chiến cam go bằng sự ngoan cường, dũng cảm, tài trí.

Ông lái đò đúng là thứ vàng mười của đất nước, xứng đáng được tôn vinh, ngợi ca

Câu 5 (trang 193 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Tuân:

Biện pháp so sánh:

    + Tiếng thác nước nghe như oán trách…

    + Sóng nước như thế quân liều mạng…

    + Con sông Đà tuôn dài như một áng trữ tình…

    + Bờ sông hoang dại… cổ tích tuổi xưa

→ Sông Đà hiện lên vừa thơ mộng, trữ tình, vừa dữ dội, bạo tàn

Luyện tập

Bài 1 (trang 193 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Tìm đọc trọn vẹn tùy bút Người lái đò sông Đà.

“Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình…mỗi độ thu về”

Mở bài: giới thiệu khái quát tác phẩm, tác giả

Nêu được vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà thể hiện trong đoạn văn trên

Thân bài: Hình ảnh sông Đà trữ tình

    + Mày sắc độc đáo, hình sáng mềm mại, hiện lên trong sự diễm lệ của núi rừng Tây Bắc

    + Sông Đà được so sánh gợi cảm, ấn tượng

– Cái tôi trữ tình của Nguyễn Tuân

    + Chất nghệ sĩ, rung cảm trước cái đẹp đầy màu sắc, nhìn bằng con mắt của người họa sĩ

    + Cái tôi tài hoa, nhìn sự vật dưới góc độ thẩm mĩ

    + Đó là cái tôi uyên bác, tài hoa

Kết bài: Tác giả với sự tài hoa, giàu thẩm mĩ đã tìm ra được sự.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 937

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống