Soạn Tự nhiên và xã hội 3 tập 1

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3: tại đây

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát và trả lời

a. Quan sát hình 1,2,3,4:

b. Trả lời câu hỏi:

– Nói tên loại côn trùng trong hình?

– Kể tên các loại côn trùng khác mà em biết?

Trả lời:

Tên của các loại côn trùng trong hình trên:

– Hình 1: Con ruồi

– Hình 2: Con muỗi

– Hình 3: Con dế

– Hình 4: Con chuồn chuồn

Một số loại côn trùng khác mà em biết là: kiến, bướm, bọ chét, gián, bọ xít, cào cào, châu chấu, ong, gián….

2. Quan sát và thực hiện hoạt động

a. Quan sát hình 5, 6:

b. Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của mỗi loại côn trùng?

c. Đếm số chân của loại côn trùng đó?

d. Đoán thử xem bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?

e. Nói xem điểm giống nhau và khác nhau của các loại côn trùng trên?

Trả lời:

b. Tên và các bộ phận bên ngoài của mỗi côn trùng là:

– Kiến vàng gồm có các bộ phận: đầu, ngực, bụng và chân

– Bọ lá gồm có các bộ phận: đầu, chân, ngực, bụng và cánh.

c. Số chân của các loại côn trùng là:

– Kiến vàng gồm có 6 chân

– Bọ lá gồm có 6 chân

d. Theo em, bên trong cơ thể của kiến vàng và bọ lá đều không có xương sống

e. Điểm giống nhau của kiến vàng và bọ lá là đều có: đầu, ngực, chân, bụng.

3. Quan sát và trả lời:

a. Quan sát các hình từ 7 đến 15

b. Trả lời câu hỏi:

– Nói tên những loại côn trùng có ích với con người?

– Nói tên những loại côn trùng gây hại với con người?

– Gia đình em có cách nào để hạn chế sự phát triển của những loại côn trùng gây hại?

Trả lời:

– Những côn trùng có ích với con người là: ong mật

– Những côn trùng gây hại với con người là: gián, kiến, muỗi, sâu đục thân, bọ xít hút máu, châu chấu, bọ hung, nhặng xanh

– Để hạn chế sự phát triển của những loại côn trùng gây hại, gia đình em thường vệ sinh sạch sẽ nhà ở và khu vực xung quanh. Ngoài đồng, phun thuốc trừ sâu để diệt sâu bọ, châu chấu…

4. Đọc và trả lời

a. Đọc đoạn văn sau:

Côn trùng

Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không có xương sống. Cấu tạo chúng chia 3 phần: đầu, ngực và bụng. Côn trùng có 6 chân và chân phân chia thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh.

b. Trả lời câu hỏi:

– Côn trùng có những bộ phận nào?

– Côn trùng có bao nhiêu chân?

Trả lời:

– Côn trùng gồm có những bộ phận: đầu, ngực và bụng

– Côn trùng có 6 chân và chân phân chia thành các đốt.

B. Hoạt động thực hành

1. Quan sát vật thật:

a. Lấy một con côn trùng, que chỉ ở góc học tập

b. Quan sát: Các bộ phận bên ngoài của côn trùng

c. Thực hiện hoạt động:

– Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con côn trùng.

– Con côn trùng đó thuộc loại có ích hay có hại?

– Nếu con côn trùng đó có ích thì cần làm gì để bảo vệ nó?

– Nếu con côn trùng đó gây hại thì cần làm gì để hạn chế sự phát triển của nó?

Trả lời:

Ví dụ: Con nhặng xanh

– Tên các bộ phận bên ngoài của con côn trùng

– Con nhặng xanh thuộc loại có hại.

– Để hạn chế sự phát triển của con nhặng xanh, chúng ta cần phải vệ sinh nhà cửa, khu vực sạch sẽ, không vứt thức ăn thừa, xác động vật bừa bãi.

2. Làm việc với phiếu học tập

Trả lời:

3. Làm việc tại thư viện:

Tìm và viết lại các thông tin:

– Lợi ích của một số côn trùng?

– Cách bảo vệ những côn trùng có lợi?

– Tác hại của một số côn trùng? Một số biện pháp để hạn chế sự phát triển của những loại côn trùng gây hại?

Trả lời:

Lợi ích của một số côn trùng là:

– Con ong, bướm, kiến thụ phấn cho các loài thực vật có hoa

– Con ong cung cấp mật ong

– Con tằm nhả tơ để làm vải, lụa.

– Con châu chấu, con cào cào, con tắm, con dế, con chuột đồng…Làm thức ăn cho con người.

Tác hại của một số loại côn trùng:

– Mối: Phá hoại các công trình giao thông, công ty, nhà ở, các khu kiến trúc, các vật dụng bằng gỗ

– Mọt: Phá hoại lương thực, sách, vở

– Muỗi: Gây sốt rét, sốt xuất huyết, và một số các bệnh truyền nhiễm khác

– Ruồi: Gây ra các bệnh về đường ruột, rất nguy hiểm

– Kiến: Gây hại cho các cây trồng vật nuôi, tấn công cả con người

– Châu chấu: Phá hoại mùa màng, ảnh hưởng đến nền sản xuất nông nghiệp

– Chuột: Phá hoại mùa màng, nhà cửa, quần áo, gây các bệnh truyền nhiễm như dịch hạch.

4. Làm 1 trong 2 bộ sưu tập hình ảnh

Làm bộ sưu tập về những côn trùng gây hại đối với con người?

Trả lời:

C. Hoạt động ứng dụng

Với sự giúp đỡ của gia đình hãy thực hiện một số hoạt động để:

1. Hạn chế sự phát triển của những côn trùng gây hại xung quanh nơi em sống.

2. Nuôi và bảo vệ côn trùng có lợi với đời sống con người

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1183

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống