Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Sách Bài Tập Lịch Sử 8 Đề kiểm tra học kì II giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:
Câu 1. Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào ? Vì sao chiếu Cần vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?
Câu 2. Nêu những chuyển biến trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp?
Lời giải:
Câu 1.
Về phong trào Cần vương :
– Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 – 7 – 1885, ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
– Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.
– Diễn biến phong trào có thể chia thành 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 (1885 – 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
+ Giai đoạn 2 (1888 – 1896), phong trào quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn. tập trung ờ các tình Bác Trung Kì và Bắc Kì.
Phong trào Cần Vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng là do các cuộc khởi nghĩa trước của nhân dân bị triều đình cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, nên qua chiếu Cần Vương họ cảm thấy rằng người đứng đầu đất nước là vua(đại diện cho giai cấp phong kiến, đại diện đất nước) đã đứng về phe mình, kêu gọi nhân dân đứng lên giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc nên được đông đảo nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước đó trong mỗi con người.v
Câu 2.
Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế :
– Nông nghiệp : xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn).
– Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp : công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.
– Giao thông vận tải : hình thành các tuyến đường sắt, đường bố, cầu cảng lớn.
– Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.
Những chuyển biến xã hội:
– Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
– Tình hình cơ cấu xã hội:
+ Các giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) bị phân hoá.
+ Xuất hiện các giai cấp mới : công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
– Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.