Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây
A. Hoạt động cơ bản
1. Chơi trò chơi “tạo ra gió”
Trả lời:
Con người có nhiều cách làm cho không khí xung quanh chuyển động tạo thành gió
2. Làm thí nghiệm tìm hiểu sự chuyển động của không khí
a. Chuẩn bị dụng cụ
b. Cách tiến hành:
Đặt một số cây nến đang cháy dưới ống A. Đặt vài mẩu hương đã tắt lửa nhưng cong khói vào dưới ống B.
c. Quan sát, nhận xét và viết vào vở:
+ Trước khi làm thí nghiệm: Dự đoán khói hương sẽ bay lên từ ống A hay ống B?
+ Trong khi làm thí nghiệm: Quan sát và nhận xét về hướng của khói hương bay lên.
Viết kết quả thí nghiệm vào vở
Trả lời:
Đặt một số cây nến đang cháy dưới ống A. Đặt vài mẩu hương đã tắt lửa nhưng còn khói vào dưới ống B
Dự đoán: Khói hương sẽ bay tên từ ống A
Kết quả thí nghiệm: Khói của các khói hương bay lên ống A.
3. Liên hệ thực tế và trả lời
Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền vào ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển?
(Biết rằng, trong tự nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, các phần khác nhau của Trái Đất không nóng lên như nhau. Phần đất liền nóng lên nhanh hơn phần nước và cũng nguội đi nhanh hơn)
Trả lời:
Ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền vì đất liền mặt trời chiếu sáng đất liền nóng hơn ngoài biển nên gió từ nơi có lạnh đến nơi nóng là từ biển thổi vào đất liền.
Ngược lại, gió từ đất liền thổi ra biển vì khi ban đêm mặt trời không chiếu sáng, đất liền hạ nhiệt nhanh và thấp hơn nhiệt độ ngoài biển. Nên gió thổi từ nơi lạnh đến nơi nóng là từ đất liền ra biển.
4. Đọc và trao đổi
a) Đọc thông tin sau (SGK Khoa Học 4 VNEN trang 73,74)
b) Trao đổi với bạn:
– Người ta đã chia sức gió thành bao nhiêu cấp độ? Gió đến cấp độ nào thì cần đề phòng những thiệt hại do nó gây ra?
– Gió rất to, dông, bão gây ra những tác hại gì?
Trả lời:
+ Người ta chia gió thành 13 cấp. Gió bắt đầu từ cấp độ 9, cấp độ 10 trở lên thì cần đề phòng những thiệt hại do nó gây ra.
+ Gió rất to, dông, bão gây ra lũ lụt, sạt lở, thiệt hại của cải, hoa màu và tính mạng của con người.
5. Đọc, trả lời và chia sẻ
a) Đọc nội dung sau (SGK Khoa Học 4 VNEN trang 74)
b) Trả lời câu hỏi:
– Nguyên nhân gây ra gió là gì?
– Ở địa phương em thường có bão hay không?
– Khi có bão, gia đình em và địa phương thường có cách nào để giảm thiểu những thiệt hại do bão gây ra?
Trả lời:
+ Gió là không khí chuyển động gây ra.
+ Ở địa phương em thường xuyên xảy ra bão, vì mình là người miền Trung, là khu vực xảy ra bão nhiều nhất ở nước ta.
+ Khi có bão, gia đình và địa phương thường có các biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại do bão gây ra là: Theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, dự trữ lương thực và nước uống, cần tìm nơi trú ẩn an toàn…
B. Hoạt động thực hành
1. Thực hành “vẽ tranh” bằng “gió” do em tạo ra
Thực hành trên lớp học
2. Liệt kê ít nhất ba việc em có thể làm để giảm thiểu thiệt hại khi có bão xảy ra ở địa phương và viết vào vở. Chia sẻ với bạn về những việc làm đó
Trả lời:
Ba việc em có thể làm để giảm thiểu thiệt hại khi có bão xảy ra ở địa phương là:
– Xem diễn biến thời tiết để báo cho người thân kịp thời đối phó
– Giúp bố mẹ dọn dẹp và di dời những đồ vật cần thiết tránh mưa bão
– Cùng mọi người giằng chống nhà cửa, dự trữ thức ăn, nước uống….
C. Hoạt động ứng dụng
Hãy bàn với người thân về cách phòng chống bão