Giải Khoa học 4 VNEN Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát và trả lời:

Em có thể nghe thấy tiếng âm thanh phát ra từ đâu?

Trả lời:

+ Em có thể nghe tiếng âm thanh phát ra từ:

+ Tiếng xe ô tô chạy, tiếng xe máy chạy

+ Tiếng nhóm người đang đi bộ nói chuyện

+ Tiếng con khỉ trong vườn thú…

2. Thực hành tạo ra âm thanh

Sử dụng các vật trong hình, làm thế nào để phát ra âm thanh?

Trả lời:

Để phát ra âm thanh, chúng ta có thể:

+ Lấy que dài gõ vào cái hộp hình trụ.

+ Bỏ viên sỏi vào hộp hình trụ rồi lắc

+ Lấy thước gõ vào viên sỏi….

3. Chơi trò chơi “Tiếng gì thế?”

a) Chuẩn bị dụng cụ: Một số vật để taoh ra tiếng động

b) Cách tiến hành:

Cả lớp chia làm 2 đội chơi và cử trọng tài. Mỗi đội tìm cách tạo ra các tiếng động với các vật mà đội đã chuẩn bị.

Các đội chơi theo luật như sau: Mỗi đội gây ra các loại tiếng động, mỗi loại tiếng động gây ra trong khoảng nửa phút. Đội còn lại nghe và xác định vật gây ra tiếng động, cách gây ra tiếng động, rồi viết vào giấy, sau đó trọng tài so sánh đội nào đúng nhiều hơn thì đội đó thắng.

Trả lời:

Thực hành trên lớp học

4. Thảo luận

a. Khi chúng ta xem tivi, âm thanh đã truyền qua môi trường nào tới tai ta?

b. Khi đứng gần tivi hay đứng xa tivi, ta nghe thấy âm thanh nào to hơn?

c. Âm thanh khi lan truyền xa nguồn phát âm thanh sẽ mạnh lên hay yếu đi?

Trả lời:

a. Khi chúng ta xem tivi, âm thanh đã truyền qua môi trường không khí tới tai ta

b. Khi đứng gần tivi, ta nghe thấy âm thanh to hơn.

c. Âm thanh khi lan truyền xa nguồn phát âm thanh sẽ yếu đi.

5. Làm thí nghiệm (SGK Khoa Học 4 VNEN trang 4 tập hai)

Thảo luận:

+ Em có nghe được tiếng cọ xát (va đập) của các vật không?

+ Kết quả cho thấy âm thanh có truyền qua thành chậu nước, qua nước không?

Trả lời:

– Khi hai tay cầm hai vật nhỏ nhúng vào nước rồi cọ xát hoặc gõ nhẹ vào nhau, em vẫn nghe được tiếng cọ xát hoặc gõ nhẹ của các vật.

– Điều này cho thấy, âm thaanh vẫn truyền qua được thành chậu nước và nước.

6. Đọc nội dung sau:

– Âm thanh không chỉ truyền qua không khí mà con truyền qua chất rắn và chất lỏng.

– Âm thanh khi lan truyền ra xa nguồn phát âm thanh sẽ yếu.

B. Hoạt động thực hành

Câu 1 (Trang 4 sách VNEN khoa học 4 tập hai)

a. Khoanh vào chữ cái đầu câu đúng:

A. Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ mạnh lên

B. Càng xa nguồn âm thanh, ta nghe thấy âm thanh càng nhỏ.

C. Âm thanh có thể truyền qua chất rắn, chất khí nhưng không thể truyền qua chất lỏng.

D. Âm thanh chỉ có thể truyền qua chất khí, không truyền qua chất lỏng và chất rắn.

E. Âm thanh có thể truyền qua nước biển

G. Cá dưới ao, hồ có thể cảm nhận được tiếng chận người bước trên bwof là do âm thanh có thể truyền qua chất lỏng.

b. Bạn A gõ tay vào mặt chiếc bàn đặt trong phòng rộng. Bạn B (bình thường về thính giác) đứng ở trong phòng

Khoanh vào chữ cái đầu câu đúng:

A. Bạn B đứng trong phòng và nghe được tiếng gõ, chứng tỏ âm thanh đã lan truyền qua không khí tới tai bạn B

B. Để nghe thấy tiếng gõ thì bạn B phải không cách quá xa bạn A

C. Nếu bạn A gõ tay quá nhẹ thì bạn B không thể nghe thấy tiếng gõ

D. Bạn B càng đứng xa bạn A càng nghe thấy tiếng gõ to hơn

E. Nếu bạn B úp một tai vào mặt bàn còn tai kia bịt lại thì cũng nghe được tiếng gõ.

Trả lời:

a. Câu đúng là:

B. Càng xa nguồn âm thanh, ta nghe thấy âm thanh càng nhỏ.

E. Âm thanh có thể truyền qua nước biển

G. Cá dưới ao, hồ có thể cảm nhận được tiếng chận người bước trên bwof là do âm thanh có thể truyền qua chất lỏng.

b. Câu đúng là:

A. Bạn B đứng trong phòng và nghe được tiếng gõ, chứng tỏ âm thanh đã lan truyền qua không khí tới tai bạn B

B. Để nghe thấy tiếng gõ thì bạn B phải không cách quá xa bạn A

C. Nếu bạn A gõ tay quá nhẹ thì bạn B không thể nghe thấy tiếng gõ

E. Nếu bạn B úp một tai vào mặt bàn còn tai kia bịt lại thì cũng nghe được tiếng gõ.

Câu 2 (Trang 5 sách VNEN khoa học 4 tập hai)

Thực hành làm “điện thoại dây”

a. Chuẩn bị dụng cụ: Hai ống giấy (hoặc hai cốc giấy hoặc nhựa), một sợi dây mềm dài (bằng sợi gai hoặc bằng đồng, …)

b. Cách tiến hành:

Chọc thủng đáy của hai ống rồi xâu dây qua

Buộc hai đầu dây lại (Sao cho dây không tuột qua khỏi ống)

Nói “điện thoại”: Hai bạn cầm hai ống sao cho sợi dây căng ra, một bạn nói vào miệng một ống, bạn kia áp miệng ống còn lại vào tai để nghe.

c. Thảo luận: Trong trò chơi này, âm thanh đã truyền qua những môi trường nào?

Trả lời:

Theo thí nghiệm trên ta thấy, âm thanh truyền qua hai môi trường đó là không khí và chất rắn (hộp nhựa).

Còn chất lỏng không sử dụng trong thí nghiệm này nên môi trường chất lỏng là không đúng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 946

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống