Soạn Tiếng Việt 5 VNEN Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

A. Hoạt động cơ bản

(Trang 33 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Quan sát tranh và cho biết những người trong tranh đang làm gì?

Trả lời

Quan sát bức tranh ta thấy: Trong tranh có một nhóm người, người phụ nữ đang bế trên tay một em bé. Một người đàn ông bị trấn thương ở chân đang được người dân cứu chữa. Sau lưng họ là một đám cháy lớn, ngọn lửa đương bùng cháy, lúc đó có một nhóm người đang cố gắng dập tắt đám cháy.

(Trang 33 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: “Tiếng rao đêm”

(Trang 33 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngừ ở cột A

Trả lời

a)-5

b)-4

c)-1

d)-2

3)-3

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi

(Trang 34 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (1) Đám cháy xảy ra lúc nào?

(Trang 34 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (2) Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?

Trả lời

(1) Đám cháy xảy ra vào ban đêm.

(2) Người đã dũng cảm cứu em bé là người bán bánh giò. Đó là một thương binh, chỉ còn một chân khi rời quân ngũ, làm nghề bán bánh giò. Khi gặp đám cháy, anh không chỉ báo cháy mà còn xả thân, lao vào đám cháy cứu người.

Tuy chỉ là một người bán bánh giò lại là thương binh nhưng anh có hành động dũng cảm: không chỉ hô hoán, báo hiệu cho mọi người xung quanh về đám cháy mà anh còn xả thân lao vào đám cháy cứu gia đình bị nạn.

(Trang 34 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (3) Những chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?

(Trang 34 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (4) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sổng ?

Trả lời

3) Chi tiết trong câu chuyện gây bất ngờ nhất cho người đọc là “Ai đó thảng thốt kêu:”ô… này!”, rồi cầm cái chân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên: thì ra là một cái chân gỗ!”. Tác giả đưa người đọc từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Đầu tiên là tiếng rao quen thuộc của người bán bánh giò đến đám cháy, đến người cứu đứa bé.

(4) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ về trách nhiệm và ý thức của mỗi công dân:

-Mỗi người cần giúp đỡ những người đang trong hoàn cảnh hiểm nguy, khó khăn.

-Giúp người khác thoát khỏi hoạn nạn là làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

B. Hoạt động thực thành

(Trang 34 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Lập chương trình cho một trong các hoạt động dưới đây (hoặc cho một hoạt động khác mà trường em dự kiến tổ chức) rồi dán lên tường lớp: Khi xây dựng chương trình công tác cua liên đội trong năm học. Ban chỉ huy liên đội trường em dự kiến tổ chức một số hoạt động sau:

(1) Hội trại Chúng em tiến bước theo Đoàn (nhân kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26-3).

(2) Thi nghi thức Đội.

(3) Làm vệ sinh nơi công cộng.

(4) Giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ.

(5) Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai.

Trả lời

Đề 1: Hội trại Chúng em tiến bước theo Đoàn (nhân kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26-3).

CHƯƠNG TRÌNH HỘI TRẠI CHÚNG EM TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN

1.Mục đích

-Vui chơi, cùng tham gia các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3.

-Gắn bó thêm với bạn bè, rèn luyện ý thức, tinh thần tập thể.

2.Công việc, phân công

-Lập Ban chỉ huy: Hải Long (lớp trưởng), Thu Huyền (lớp phó), 4 tổ trưởng.

– Chuẩn bị:

   + Lều trại: 4 lều cho 4 tổ, que, dây buộc, phông, người mang vác,…chỉ huy là Thu Minh ( tổ trưởng tổ 1).

   + Dụng cụ chơi thể thao: bóng đá, cầu lông, dây thừng, dây nhựa,… chỉ huy là Hoàng Hà (tổ trưởng tổ 2).

   + Trang phục, đạo cụ, các tiết mục văn nghệ, chỉ huy: Lê Nga (quản ca)

   + Đồ ăn: Mỗi bạn mang một chai nước, bánh mì, kẹo,…

   + Túi thuốc, bông băng, chỉ huy: Ngọc Hà ( tổ trưởng tổ 3).

3.Tiến trình

-Chiều thứ 6: Ban chỉ huy đi thuê lều mang về lớp.

– Sáng thứ 7: Tiến hành cắm trại:

   + 7h: có mặt tại phòng lớp 5A, kiểm tra lại sự chuẩn bị.

   +7h30 đến 8h30: Ban chỉ huy nhận vị trí cắm trại của lớp/tổ. Tổ trưởng tổ chỉ huy việc dựng lều. Các thành viên xếp đồ ăn vào lều, trang trí lều.

   +9h đến 11h30: Dự khai mạc hội trại của trường, thi thể thao, văn nghệ.

   + 12h đến 12h30: Ăn trưa, nghỉ trưa.

   + 13h đến 16h30: Thi thể thao, văn nghệ, chấm trại.

   + 17h đến 17h30: Dự tổng kết hội trại.

   + 17h30: Thu dọn lều trại mang về.

Đề 2: Thi nghi thức đội

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRÃI TỔ CHỨC THI NGHI THỨC ĐỘI 19/5

1. Mục địch:

      • Tìm hiểu rõ hơn về các nghi thức hoạt động đội…

      • Tổ chức hoạt động chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ

2. Phân công công việc chuẩn bị:

      • Tất cả các lớp luyện tập các hoạt động nghi thức đội mà nhà trường đã phổ biến

      • Chuẩn bị bàn ghế, hoa, trang trí, trang phục, phụ kiện đầy đủ.

      • Đội văn nghệ trường chuẩn bị 3 tiết mục về đội và về Bác Hồ

      • Ban chỉ huy liên đội chuẩn bị nước uống, bảng điểm cho ban giám khảo và giải thưởng cho các lớp đạt giải.

      • Mỗi lớp căm một chậu hoa tươi để trang trí sân khấu và phân công 5 bạn mang 5 cây cờ đỏ sao vàng.

3. Chương trình cụ thể:

      • Toàn liên đội tập trung, chào cờ, hát quốc ca và nghe cô tổng phụ trách đội nói rõ quy trình buổi thi nghi thức đội.

      • Diễn các tiết mục văn nghệ để mở đầu buổi thi nghi thức đội cũng như chúc mừng sinh nhật Bác.

      • Các lớp trưởng lên bốc thăm số thứ tự thi cho lớp.

      • Các lớp biểu diễn nghi thức đội của lớp mình.

      • Sau khi thi xong, ban giám khảo tổng kết điểm và công bố kết quả

      • Trao giải cho các lớp đạt giải

      • Tất cả học sinh dọn sạch sân trường rồi về lớp.

Đề 5. Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai.

QUYÊN GÓP, ỦNG HỘ THIẾU VÀ NHÂN DÂN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG BỊ THIÊN TAI

(Lớp 5A, trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm)

1. Mục đích

      • Thể hiện tinh thần sẻ chia, thông cảm với nỗi cơ cực của thiếu nhi và nhân dân vùng bị thiên tai.

      • Thể hiện tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”.

2. Các việc cụ thể, phân công nhiệm vụ

      • Họp lớp thông báo kế hoạch và thời gian nhận quà ủng hộ: Lớp trưởng chủ trì.

      • Chịu trách nhiệm nhận quà ủng hộ: Tổ trưởng của 4 tổ.

      • Phân loại quà ủng hộ: Bạn Mai, Lan, Ngọc, Hoa.

      • Đóng gói, chuyển quà: Các bạn Nam, Thanh, Lâm

3. Chương trình cụ thể

      • Họp phổ biến nội dung: Tiết sinh hoạt lớp, thứ 6 ngày 5/10

      • Dự kiến thời gian nhận quà ủng hộ: sáng thứ 3 ngày 10/10

      • Phân loại quà ủng hộ để đóng gói: gồm quần áo, đồ dùng học tập, sách vở, tiền bỏ ống… vào chiều thứ 6 ngày 15/10

o Tổ trưởng tổ 1: Nhận sách, báo, truyện

o Tổ trưởng tổ 2: Đồ dùng học tập

o Tổ trưởng tổ 3: Nhận quần, áo

o Tổ trưởng tổ 4: Nhận tiền ủng hộ

      • Sáng thứ 2 ngày 25/10: Nộp danh sách và toàn bộ quà ủng hộ lên Ban chỉ huy liên đội của Trường.

(Trang 35 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Chọn một trong các đề bài sau để chuẩn bị kể chuyện:

Đề 1: Kể một việc làm của những công dân nhờ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử – văn hóa.

Đề 2: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.

Đề 3: Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.

Trả lời

Đề 1

Bác Khánh ở xóm Đền là cán bộ về hưu, Hỏi đến bác thi thôn trong, xóm ngoài ai cũng biết.

Thời chống Pháp, bác đi bộ đội khi chưa biết chữ. Vốn là thợ đúc đồng đúc gang lành nghề, bác được tuyển làm chiến sĩ công binh để đúc vỏ bom, mìn, lựu đạn cho bộ đội. Dần dần bác được bồi dưỡng văn hoá, được cấp trên cho đi học, về sau bác trở thành một kỹ thuật viên trung cấp sửa chữa xe pháo và vũ khí cho giải phóng quân thời chống Mĩ. Bác về hưu với quân hàm trung tá nhưng ăn mặc giản dị như những bác nông dân.

Người bác to, cao. Tóc bác cắt ngắn. Cặp lông mày bạc trắng làm nổi bật đôi mắt sâu đen láy, tinh nhanh của bác. Bác nói to, giọng lơ lớ, đi lại rất nhanh nhẹn. Bác goá vợ đã 30 năm nay, con cháu đều trưởng thành. Có lẽ vì thế mà bác là người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Bác tham gia hội Cựu chiến binh xã. Bác làm Hội trưởng hội khuyến học xã. Bác đã vận động cán bộ về hưu, nhân dân toàn xã Hồng Phong đóng góp quỹ học bổng giúp con em các gia đình khó khăn, những em chăm ngoan, học giỏi.

Cách đây 5 năm, đường trong xã toàn là đường đất. Những hôm mưa bão, đường trơn như đổ mỡ, chúng em đi học, bà con đi chợ, đi làm thật vất vả. Với tinh thần vì cộng đồng, xây dựng các công trình công cộng vì mọi người, bác đã đề nghị xi măng hoá các đường đi, xây dựng lại Trạm Y tế xã. Ý kiến của bác được đưa vào Nghị quyết Đảng bộ xã, được bà con liệt nhiệt hưởng ứng. Riêng bác đã rút 200 triệu đồng tiền tiết kiệm của bác để xây dựng cầu và cột điện cho các bé đi học, các bà đi chợ và thắp sáng khắp xã. Điện đã về đến từng gia đình, đường đi lại được lát bê tông, những cây cầu được xây thêm, bà con xã ai ai cũng cảm phục và biết ơn bác.

Bác Khánh là người nông dân chất phác, hiền lành, tốt bụng. Bác giữ nguyên bản chất tốt đẹp của “anh bộ đội cụ Hồ”. Học sinh trường tiểu học Hồng Phong coi bác như ông nội, ông ngoại kính yêu của mình. Mỗi lần bác đến thăm trường, thăm học sinh, thầy trò đều rất vui mừng chào đón bác.

C. Hoạt động ứng dụng

(Trang 36 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) Trao đổi với người thân về một việc làm để giúp đỡ gia đình thương bình, liệt sĩ

Trả lời

Ví dụ mẫu:

   Ở gần nhà em có một nghĩa trang liệt sĩ gồm 200 ngôi mộ. Nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7 sắp tới, em cùng cả lớp đã ra quét dọn, nhỏ cỏ và trồng hoa trước những ngôi mộ. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, chúng em xin đóng góp công sức nhỏ bé của mình để bày tỏ lòng biết ơn đến những người liệt sĩ đã hy sinh cuộc đời cho độc lập Tổ quốc.

   

Các chủ đề khác nhiều người xem

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1177

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống