Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
A. Hoạt động cơ bản
(Trang 44 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Quan sát các tâm ảnh dưới đây và cho biết em có cảm nhận gì về cảnh vật và những con người trong ảnh
Trả lời
Quan sát các bức tranh trên em thấy:
-Cảnh vật và thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, hoang sơ.
-Con người chân chất, hồn nhiên và cần cù lao động
(Trang 45 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2-3-4: Đọc, giải nghĩa và luyện đọc
(Trang 45 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
(Trang 45 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (1) Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế xa xôi, hiểm trở của Cao Bằng?
(Trang 45 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (2) Tác giả sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào ở khổ thơ 2 và 3 để nói lên:
• Lòng mến khách của người Cao Bàng?
• Sự đôn hậu của người Cao Bẳng?
Trả lời
(1) Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng là: sau khi…lại vượt… lại vượt…..
=> địa thế hiểm trở với nhiều đèo cao của Cao Bằng.
(2) Những từ ngữ, hình ảnh ở khổ 2 và 3 nói lên:
Lòng mến khách của người Cao Bằng: Mận ngọt đón môi ta dịu dàng
Sự đôn hậu của người Cao Bằng: chị rất thương, em rất thảo, ông lành như hạt gạo, bà hiền như suối trong.
(Trang 46 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (3) Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.
(Trang 46 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) (4) Qua khổ thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì? Chọn ý đúng để trả lời:
a. Cao Bằng có vị trí rất quan trọng, người Cao Bằng đã vì cả nước mà giữ vững biên cương.
b. Khó đo được chiều cao của núi non Cao Bằng, không đo hết được tình yêu đất nước của người Cao Bằng.
c. Tình yêu nước của người Cao Bàng thầm lặng mà trong trẻo như suối sâu.
Trả lời
Những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng:
Tình yêu đất nước của người dân Cao Bằng đã dâng trọn, dâng đến tận tầm cao Tổ quốc, tình yêu ấy trong suốt, sâu sắc như suối khuất rì rào
=> Qua đó tác giả muốn ca ngợi tình yêu của người dân Cao Bằng dành cho Tổ quốc.
(4) Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói:
Đáp án: a. Cao Bằng có vị trí rất quan trọng, người Cao Bằng đã vì cả nước mà giữ vững biên cương.
B. Hoạt động thực thành
(Trang 46 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 1. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi sau:
• Thế nào là kể chuyện?
• Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
• Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?
Trả lời
a. Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối; liên quan đến một hay một số nhân vật Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.
b. Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt:
Hành động của nhân vật .
Lời nói, ý nghĩ của nhân vật .
Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.
c. Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần :
Mở đầu: Mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
Thân bài: Diễn biến của câu chuyện.
Kết thúc: Kết bài không mở rộng hoặc tự nhiên.
(Trang 47 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 2. Đọc câu chuyện “Ai nhanh nhất?”
b. Chọn ý đúng nhât đế trả lời câu hỏi:
b1. Câu chuyện trên có mấy nhân vật?
A. Hai B. Ba C. Bốn
b2. Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
A. Lời nói B. Hành động C. Cả lời nói và hành động
b3. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?
A. Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt.
B. Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc
C. Khuyên người ta tiết kiệm.
Trả lời
b1. Câu chuyện trên có mấy nhân vật?
=>Đáp án: C. Bốn
b2. Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
=>Đáp án: C. Cả lời nói và hành động
b3. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?
=>Đáp án: B. Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc
(Trang 47 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 3 -4: Đọc lời giới thiệu sau và nghe thầy cô kể chuyện ông Nguyễn Khoa Đăng
(Trang 48 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 5. Dựa theo lời kể của thầy cô và các tranh vẽ dưới đây, tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện ông Nguyễn Khoa Đăng?
Trả lời
-Tranh 1: Một hôm, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Mải bán nên bị trộm lấy mất tiền. Anh hàng dầu nhớ hồi nãy có người mù quanh quẩn, anh đoán là hắn lấy. Hai bên xô xát, lính bắt giải lên quan.
-Tranh 2: Quan đã giải quyết: Quan sai người múc một chậu nước bỏ số tiền vào, một lát sau thấy trên mặt nước có váng dầu. Người mù hết đường chối cãi đành nhận lỗi.
-Tranh 3: Hồi ấy có bọn cướp chuyên đón đường cướp của. Để bắt bọn cướp, ông sai làm một loại hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, có khóa bên trong. Ông tuyển một số võ sĩ, đem theo vũ khí ngồi trong hòm rồi phao tin có quan ở Bắc về cùng những hòm của quý.
-Tranh 4: Bọn cướp được hí hửng mang hòm về sào huyệt nhưng vừa đặt xuống, các võ sĩ đã xông ra bắt bọn cướp và đưa đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập ra những đồn điền lớn. Sau đó ông đưa dân làng đến ở dọc hai bên đường khiến vùng rừng núi xưa vắng vẻ nay trở thành những xóm làng đông đúc, bình yên.
(Trang 48 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) 6. Nói về sự thông minh, tài trí của ông Nguyễn Khoa Đăng:
• Trong cách tìm ra kẻ ăn cắp tiền của anh bán dầu.
• Trong phán đoán đúng đắn, lột được mặt nạ của kẻ giả mù.
• Trong mưu kế tố chức bắt bọn cướp, trong ngoài phối hợp, rất bất ngờ.
• Trong việc sử dụng sức người để khai khẩn đất hoang vùng biên giới.
Trả lời
+ Trong cách tìm ra kẻ ăn cắp tiền của anh bán dầu: Ông lấy tiền của kẻ mù bỏ vào nước thì có váng dầu nổi lên; chứng minh đồng tiền ấy là của anh bán dầu.
+ Trong phán đoán đúng đắn, lột được mặt nạ của kẻ giả mù: Ông phán đoán đúng đắn khi xác định chỉ có kẻ sáng mới biết chỗ anh bán dầu đế tiền mà lấy. Và lột mặt nạ của tên ăn cắp giả ăn mày, giả mù.
+ Trong mưu kế tố chức bắt bọn cướp, trong ngoài phối hợp, rất bất ngờ: Ông cho quan sĩ cải thành dân phu, khiêng những hòm có quân sĩ bên trong qua truông để dụ bọn cướp rồi vào tận sào huyệt bắt sống chúng.
+ Trong việc sử dụng sức người để khai khẩn đất hoang vùng biên giới: Ông đã sử dụng nguồn lực của bọn cướp để khai khẩn đất hoang vùng biên giới, vừa tạo việc làm để bọn cướp hoàn lương vừa phát triển vùng rừng núi thành những xóm làng sầm uấ
C. Hoạt động ứng dụng
(Trang 48 Ngữ Văn 5 VNEN tập 2) Sưu tầm một câu chuyện cảm động về tình bạn hoặc một truyện em yêu thích
Tình bạn giữa Bá Nha và Chung Tử Kỳ
Tương truyền một năm nọ, Bá Nha phụng chỉ vua Tấn đi sứ qua nước Sở. Trên đường trở về đến sông Hán, gặp đêm trung thu trăng thanh gió mát, ông lệnh cho quân lính dừng thuyền uống rượu thưởng nguyệt. Cao hứng mang đàn ra gảy nhưng bản đàn chưa dứt đã bị đứt dây. Nào ngờ nơi núi cao sông dài này dường như có người biết nghe đàn, lại cũng ngờ thích khách, Bá Nha truyền quân lên bờ đi tìm thì vừa hay có tiếng chàng trai nói vọng xuống, rằng mình là một tiều phu, thấy khúc đàn hay quá nên dừng chân nghe. Bá Nha có ý nghi hoặc sao một người đốn củi lại biết nghe đàn, nhưng khi chàng trai đối đáp trôi chảy, thậm chí biết rõ bản đàn Bá Nha vừa gảy thì ông không còn mảy may ngờ vực nữa, bèn mời xuống thuyền đàm đạo. Trên thuyền, Bá Nha gảy khúc nhạc Cao sơn Lưu thủy, người tiều phu rung cảm sâu sắc, cao đàm khoát luận, khiến Bá Nha khâm phục hết mực.
Chàng trai trẻ đó chính là Tử Kỳ (Chung Tử Kỳ), một danh sĩ ẩn dật, đốn củi bến sông để được sớm tối phụng dưỡng mẹ cha già yếu. Được người tri âm, thấu cảm ngón đàn cũng là tấm chân tình của mình, Bá Nha có ý mời Tử Kỳ rời non cao rừng thẳm về kinh cùng mình để sớm hôm đàm đạo và vui hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng Tử Kỳ thoái thác vì việc hiếu. Quan sự không thể chần chừ, Bá Nha đành phải xuôi thuyền về kinh, không quên hẹn Tử Kỳ tại chốn này một ngày nọ ông sẽ trở lại đón cả gia quyến Tử Kỳ về với mình.
Mùa thu năm sau Bá Nha trở lại bến sông xưa, nhưng không còn gặp được Tử Kỳ vì Tử Kỳ đã mất trong một cơn bạo bệnh. Tương truyền, trước khi chết Tử Kỳ còn trăng trối phải chôn chàng nơi bến sông Hán Dương, cạnh núi Mã Yên, để giữ lời hẹn với Bá Nha. Bá Nha tìm đến mộ Tử Kỳ, bày đồ tế lễ, sầu thảm khóc gảy một bản nhạc ai điếu. Đàn xong, ông đập đàn vào đá, thề trọn đời không đàn nữa vì biết mình từ nay vĩnh viễn không còn bạn tri âm.
(Sưu tầm)
Các chủ đề khác nhiều người xem