Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
A. Hoạt động cơ bản
1. Tìm hiểu bối cảnh dẫn tới hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 (trang 19 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Đọc đoạn hội thoại dưới đây:
c. Thảo luận và trả lời câu hỏi:
– Tại sao phải hợp nhất các tổ chức cộng sản?
– Ai là người có đủ uy tín đứng ra hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam?
Trả lời:
– Phải hợp nhất các tổ chức cộng sản vì năm 1929, ở nước ta có ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời để đấu tranh chống Pháp, tổ chức các cuộc bãi công, biểu tình. Nhưng các tổ chức ấy lại hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau.
– Người có đủ uy tín đứng ra hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam là Nguyễn Ái Quốc, cũng chính là thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành.
2. Tìm hiểu về Hội nghị thành lập Đảng (trang 20 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Đọc thông tin dưới đây kết hợp quan sát hình ảnh
b. Thảo luận và trả lời các câu hỏi:
– Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở đâu? vào thời gian nào?
– Kết quả quan trọng của hội nghị là?
Trả lời:
– Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở Hồng Công vào ngày 3-2-1930.
– Kết quả quan trọng của hội nghị là: Hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản duy nhất, lấy lên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Tìm hiểu phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh (trang 21 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Đọc kĩ đoạn hội thoại sau đây
b. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
– Ngày 12-9-1930, tại Nghệ An đã diễn ra sự kiện gì?
– Vào những tháng cuối nầm 1930, ở nhiều xã, thôn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh diễn ra sự kiện gì? Sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
– Ngày 12-9-1930, hàng vạn nông dân Hưng Nguyên, Nam Đàn (Nghệ An) kéo về thị xã Vinh (nay là thành phố Vinh), tay cầm cờ đỏ búa liềm, hô vang các khẩu hiệu đả đảo thực dân, phong kiến.
– Vào những tháng cuối năm 1930, ở nhiều thôn, xã ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, phong trào đấu tranh càng lên mạnh.
+ Nông dân đánh phá các huyện lị, trụ sở chính quyền, ở một số thôn xã, bộ máy chính quyền thực dân sợ hãi bỏ chạy hoặc đầu hàng.
+ Nhân dân cử ra người lãnh đạo.
+ Lần đầu tiên, nhân dân có chính quyền của mình.
⇒ Sự kiện có ý nghĩa to lớn trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Lần đầu tiên, nhân dân có chính quyền của mình.
4. Tìm hiểu những biến đổi ở nhiều vùng nông thôn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong những năm 1930 – 1931(trang 23 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
a. Đọc đoạn thông tin sau kết hợp quan sát các bức ảnh
b. Thảo luận để thực hiện yêu cầu và trả lời câu hỏi:
– Trong những năm 1930 – 1931, ở nhiều vùng nông thôn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh diễn ra điều gì mới, tốt đẹp?
Trả lời:
– Trong những năm 1930 – 1931, ở nhiều vùng nông thôn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh diễn ra những điều mới, điều tốt đẹp là:
+ Không hề xảy ra trộm cắp.
+ Phong tục lạc hậu như mê tín dị đoan bị bãi bỏ, tệ cờ bạc, … cũng bị đả phá.
+ Ruộng đất của địa chủ bị tịch thua, chia cho nhân dân
+ Các thứ thuế vô lí được xóa bỏ
+ Mỗi lần nghe tiếng trống báo tin, bà con nô nức ra đình làng nói chuyện, giải thích hoặc bàn công việc chung.
⇒ Đời sống nông dân ở các thôn, xã tưng bừng, phấn khởi, ai nấy cũng cảm thấy mình được thoát khỏi ách nô lệ.
B. Hoạt động thực hành
1. Tập đánh giá một nhân vật lịch sử (trang 24 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
– Hai bức ảnh trên nói lên điều gì về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc? (tranh 24 sgk)
Trả lời:
– Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là một nhà cách mạng lỗi lạc, tài ba xuất chúng, được bạn bè khắp năm châu kính phục và yêu mến.
2. Thảo luận và trả lời câu hỏi (trang 24 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
– Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa gì đối với cách mạng nước ta?
Trả lời:
– Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng nước ta có Đảng lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn đoàn kết toàn dân trống giặc.
3. Đọc nội dung và đoán xem bài thơ này được sáng tác trước hay sau sự kiện thành lập Đảng? (trang 24 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).
“Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước,
Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên.
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyễn,
Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi.
Không có lẽ ta ngồi chịu chết,
Phải cùng nhau cương quyết một phen.
Tổng này, xã nọ kết liên,
Ta hò, ta hét, thét lên mau nào!
Trên gió cả cờ đào phất thẳng,
Dưới đất bàng giấy trắng tung ra.
Giữa thành một trận xông pha,
Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng”.
Trả lời:
– Theo em, bài thơ này được sáng tác sau sự kiện thành lập Đảng.
– Sau khi các tổ chức Đảng nước ta được hợp nhất, nước ta có một tổ chức lãnh đạo cách mạng, nhân dân càng nổi lên mạnh mẽ hơn để đánh đuổi giặc ngoại xâm.
C. Hoạt động ứng dụng
1. (trang 25 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Đóng vai một người nông dân ở Nghệ An – Hà Tĩnh trong giai đoạn 1930 – 1931, em hãy phát biểu cảm xúc của mình về cuộc sống mới do chính quyền nhân dân đem lại.
Trả lời:
– Cảm ơn Đảng, cảm ơn cách mạng. Tôi và gia đình thật hạnh phúc và vô cùng sung sướng về cuộc sống mới do chính quyền nhân dân mang lại. Tôi được cày cấy, trồng trọt trên chính mảnh đất thân yêu của ông bà, tổ tiên để lại. Chúng tôi đang sống đúng một cuộc sống của con người. Một con người độc lập, thoát khỏi ách nô lệ.
2. (trang 25 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Hãy kể tên các trường học, tên phố, di tích lịch sử… liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài vừa học
Trả lời:
Tên các trường học, tên phố, di tích lịch sử… liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài vừa học:
– Trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh (quận 5 – TP.HCM),
– Đường Châu Văn Liêm (quận 5 – TP.HCM),
– Đường Xô viết Nghệ – Tĩnh (quận Bình Thạnh – TP.HCM)
3. (trang 25 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Hãy kể lại một cách ngắn gọn về chuyến tham quan (nếu có) di tích lịch sử liên quan đến bài học mà em cùng người thân đã thực hiện.
Trả lời:
– Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh được xây dựng trong thành cổ, trên khu đất của nhà lao Vinh trước đây, là nơi từng giam cầm hàng ngàn chiến sĩ cách mạng trong giai đoạn 1929-1931. Đây còn là nơi lưu giữ các hiện vật, hình ảnh chứng minh cho phong trào ở từng địa phương.