Phần Địa Lí

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây

A. Hoạt động cơ bản

1. Liên hệ thực tế (trang 80 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

– Quan sát hình 1, 2 (trang 80 sgk) và vốn hiểu biết của mình, cho biết địa phương em có loại đất nào?

Trả lời:

Quan sát hình và dựa vào sự hiểu biết của mình, địa phương em có các loại đất:

– Đất phù sa ở vùng đồng bằng.

2. Tìm hiểu về đất ở nước ta (trang 80 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Đọc kĩ thông tin sau (trang 80 sgk).

b. Trả lời các câu hỏi:

– Nước ta có những loại đất chính nào? Cho biết sự phân bố của các loại đất đó.

– Cho biết đặc điểm của hai loại đất chính ở nước ta.

– Tại sao ở nước ta lại rất cần phải sử dụng hợp lí đất?

c. Chỉ trên lược đồ địa hình Việt Nam (hình 5 – Bài 2) vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta.

Trả lời:

b. Nước ta có hai loại đất chính đó là đất phù sa và đất Feralit.

– Đất phù sa phân bố ở vùng đồng bằng

– Đất Feralit phân bố ở vùng đồi núi

*Đặc điểm của hai loại đất chính ở nước ta là:

– Đất phù sa được hình thành do sông ngòi bồi đắp và rất màu mỡ.

– Đất phe-ra-lít có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn; nếu được hình thành trên đá ba dan thì tơi xốp và phì nhiêu.

=> Ở nước ta lại rất cần phải sử dụng hợp lí đất vì đây là nguồn tài nguyên quý giá và có hạn. Bởi vậy, việc sử dụng đất cần phải đi đôi với bảo vệ và cải tạo.

c. Sự phân bố của các loại đất chính ở nước ta:

– Đất phù sa phân bố ở phía Đông, Đông Nam và phía Nam ở nước ta; tập trung chu yếu ở các vùng ven biển.

– Đất phe-ra-lít phân bố ở phía Bắc, Tây Bắc và phía Tây ở nước ta.

3. Tìm hiểu các loại rừng ở nước ta (trang 81 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Quan sát kĩ lược đồ hình 3 (trang 81 sgk)

b. Đọc tên các loại rừng của nước ta.

c. Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

Trả lời:

Quan sát hình 3 ta thấy:

– Tên các loại rừng ở nước ta là: rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn và các rừng khác.

– Sự phân bố rừng nhiệt đới và rừng ngập mặn là:

   + Rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi

   + Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng đất ven biển có thủy triều lên xuống hàng ngày.

4. Quan sát và trả lời câu hỏi (trang 82 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Quan sát kĩ rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trong các hình 4, 5 (trang 82 sgk)

b. Nêu sự khác biệt của hai loại rừng này về:

– Môi trường sống (trên cạn; dưới nước)

– Đặc điểm của cây trong rừng (rậm rạp hay thưa thớt; đặc điểm của rễ cây trong rừng ngập mặn).

Trả lời:

Sự khác biệt của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn là:

– Môi trường sống:

   + Rừng rậm nhiệt đới: Trên cạn

   + Rừng ngập mặn: Dưới nước

– Đặc điểm của cây:

   + Rừng rậm nhiệt đới: cây cối mọc rậm rạp, chia làm nhiều tầng với nhiều loài cây khác nhau.

   + Rừng ngập mặn: các loại cây có bộ rễ chùm to khỏe, rậm rạp,

5. Tìm hiểu về vai trò của rừng (trang 82 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Quan sát kĩ sơ đồ sau:

b. Ghi vào vở những ích lợi của rừng đối với tự nhiên, sản xuất và đời sống của con người.

d. Trả lời câu hỏi:

– Kể một số biện pháp mà Nhà nước ta và các địa phương đã thực hiện để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Trả lời:

b. Những lợi ích của rừng đối với tự nhiên, sản xuất và đời sống con người là:

– Rừng ven biển chống bão biển, bão cát, bảo vệ nhân dân vùng ven biển.

– Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu cân bằng sinh thái môi trường

– Rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ , là nơi sinh sống của các loại động vật.

– Rừng che phủ đất , giữ cho đất không bị xói mòn, giữ nước ,ngăn gió.

– Rừng đầu nguồn giúp hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt.

c. Một số biện pháp mà nhà nước ta và các địa phương đã thực hiện để phủ xanh đất trống, đồi trọc là:

– Tổ chức trồng rừng ở các địa phương, đồi núi

– Nhà nước ban hành luật bảo vệ rừng, tuyên truyền, hỗ trợ nhân dân trồng rừng,…

– Nhân dân tự giác bảo vệ rừng, từ bỏ các biện pháp canh tác lạc hậu phá rừng làm nương rẫy.

B. Hoạt động thực hành

1. Hoàn thành bảng (trang 83 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

Thảo luận và điền vào chỗ (…) trong các cột để hoàn thành bảng.

Vùng phân bố Một số đặc điểm
Đất Fe-ra-lit
Đất phù sa
Rừng rậm nhiệt đới
Rừng ngập mặn

Trả lời:

Vùng phân bố Một số đặc điểm
Đất Fe-ra-lit Đồi núi Màu đỏ, đỏ vàng, nghèo mùn, đất tơi xốp, phì nhiêu nếu hình thành trên đá ba dan.
Đất phù sa Đồng bằng Đất màu mỡ do được phù sa sông bồi đắp.
Rừng rậm nhiệt đới Chủ yếu ở vùng đồi núi Nhiều loại cây, rậm rạp, có nhiều tầng, tầng cao, tâng thấp
Rừng ngập mặn Vùng đất ven biển có thủy triều lên xuống hàng ngày Thân cây nhỏ, bộ rễ phát triển mạnh, cây mọc vượt trên mặt nước

2. Hoàn thành phiếu học tập (trang 84 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Với phiếu học tập 1:

– Viết chữ Đ vào bên cạnh các cụm từ chỉ nguyên nhân gây suy thoái đất.

– Viết chữ R vào bên cạnh các cụm từ chỉ nguyên nhân gây suy giảm rừng. b. Với phiếu học tập 2:

– Viết chữ Đ vào bên cạnh các biện pháp bảo vệ và cải tạo đất.

– Viết chữ R vào bên cạnh các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng.

Trả lời:

Kết quả như sau:

3. Viết cam kết. (trang 84 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN).

a. Nhóm trưởng lấy phiếu học tập 3 từ góc học tập.

b. Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

BẢO VỆ ĐẤT VÀ RỪNG

Chúng em nên làm Chúng em không nên lam
Ví dụ: Tiết kiệm giấy viết
……..
Ví dụ: Vứt rác bừa bãi
……..

Trả lời:

BẢO VỆ ĐẤT VÀ RỪNG

Chúng em nên làm Chúng em không nên lam
Ví dụ: Tiết kiệm giấy viết
– Bảo quản bàn ghế ở lớp.
– Trồng nhiều cây xanh
– Chăm sóc cây xanh
– Tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ rừng
Ví dụ: Vứt rác bừa bãi
– Hái hoa, bẻ cành, phá hoại cây cối
– Sử dụng giấy phung phí
– Vẽ bậy lên bàn ghế

C. Hoạt động ứng dụng

(trang 85 Lịch sử và địa lí 5 Tập 1 VNEN). Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy:

– Viết một bài văn hoặc vẽ một bức tranh để tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ đất và rừng.

Trả lời:

– Ví dụ bài văn

Rừng là nguồn tài nguyên vô giá, nếu mất đi thì khó có thể khôi phục lại được.

Vai trò quan trọng nhất của rừng đối với sự sống trên trái đất là thanh lọc không khí, cung cấp ôxi cho sự sống. Rừng là lá phổi của trái đất. Đời sống càng phát triển, càng nhiều nhà máy, càng nhiều các loại động cơ… càng cần có nhiều rừng để cân bằng không khí.

Trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, ngăn lũ lụt rừng cũng có vai trò quan trọng. Rễ cây rừng lâu năm rậm rạp bền bỉ bám đất, giữ đất chống lại những trận càn quét của lũ lụt. Lá rừng rậm rạp cản lại vận tốc của những cơn mưa rừng dữ dội tránh xói mòn. Còn gì nữa? Thân cây gỗ lớn, những loại cây bụi tầng thấp cản lại vận tốc dòng chảy của lũ, tạo thời gian để đất ngấm nước, ngăn lại những cơn lũ ào ạt.

Bên cạnh vai trò cân bằng tự nhiên, rừng còn là một tài nguyên quý giá tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Không ai có thể phủ nhận nguồn lợi có được từ những thân gỗ lâu năm, từ những loại thảo dược, từ những động vật rừng, từ các khu du lịch sinh thái…

Có thể nói, rừng là nguồn tài nguyên vô giá, nếu mất đi thì khó có thể khôi phục lại được.

– Vẽ tranh bảo vệ rừng:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1113

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống