Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
A. Hoạt động cơ bản
1. Cùng chia sẻ và khám phá. (trang 31 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN)
Dựa trên hiểu biết của em, hãy trả lời các câu hỏi sau:
– Tên đầy đủ của nước ta hiện nay là gì?
– Quốc kì của nước ta như thế nào?
– Tên bài Quốc ca của nước ta là gì? Nhạc sĩ nào là tác giả của bài Quốc ca?
– Thủ đô của nước ta ở đâu?
– Kể tên một số công trình thủy điện ở nước ta mà em biết.
Trả lời:
– Tên đầy đủ của nước ta hiện nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
– Quốc kì của nước ta là lá cờ đỏ sao vàng
– Tên bài Quốc ca của nước ta là Tiến quân ca. Nhạc sĩ Văn Cao chính là tác giả của bài Quốc ca.
– Thủ đô của nước ta ở Hà Nội
– Một số công trình thủy điện ở nước ta mà em biết đó là: nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy thủy điện Sơn La, nhà máy thủy điện Thác Bà….
2. Tìm hiểu hoàn cảnh và không khí của cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 (trang 32 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN)
– Vì sao phải tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước ngay sau năm 1975?
– Kể lại sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 25-4-1976. Mô tả không khí cuộc bầu cử thông qua các hình trên.
Trả lời:
– Phải tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước ngay sau năm 1975 vì sau sự kiện 30/4/1975, nước ta hoàn thành thống nhất về mặt lãnh thổ. Do đó cần phải có quốc hội chung do nhân dân hai miền Nam – Bắc bâu ra để lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ đất nước.
– Kể sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 25-4-1976:
+ Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
+ Ở thành phố Hà Nội tràn ngập cờ và hoa, nhân dân phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình.
+ Ở thành phố Sài Gòn, cờ, hoa và biểu ngữ xuất hiện ở khắp mọi nơi, tất cả mọi người đều tự tay bỏ lá phiếu của mình.
+ Ở các thành phố và vùng nông thôn trên đất nước Việt Nam đều tràn đầy phấn khởi…..
3. Tìm hiểu những quyết định của Quốc hội khóa VI trong kì họp đầu tiên (cuối tháng 6 – đầu tháng 7-1976) (trang 33 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN)
Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã đưa ra những quyết định gì về tên nước, Quốc kì, quốc ca và thủ đô của nước ta?
Trả lời:
Quyết định của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI:
+ Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
+ Quyết định, quốc huy, quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng.
+ Quốc ca là bài Tiến quân ca
+ Thủ đô là thành phố Hà Nội
4. Khai thác thông tin về Nhà máy Thủy điện Hòa Bình (trang 34-35 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN)
– Công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng trong thời gian bao nhiêu năm?
– Để xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô đã phải lao động như thế nào?
– Em hãy phát biểu cảm tưởng của mình về tinh thần lao động, sự hi sinh quên mình của những người đã góp phần xây dựng nên Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
Trả lời:
– Công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng trong thời gian 15 năm.
– Để xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, cán bộ và công nhân Việt Nam, Liên Xô đã phải lao động vất vả, ngày đêm, hối hả làm việc trong điều kiện thiếu thốn, khó khăn. Họ đă công hiến sức lực, tài năng và sự sáng tạo; thậm chí cả tính mạng của mình.
– Cảm tưởng của mình về tinh thần lao động, sự hi sinh quên mình của những người đã góp phần xây dựng nên Nhà máy Thủy điện Hòa Bình: Nhà máy thủy điện Hòa Bình là một trong những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta sau cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đó là thành quả của hàng vạn người, trong đó không thể không nhắc đến đội ngũ kĩ sư, công nhân ngày đêm đổ mồ hôi, thậm chí đổ máu để xây dựng nhà máy. Sau 15 năm ròng rã, nhà máy đã chính thức hoàn thành và đưa vào hoạt động, đáp ứng sự kì vọng và mong mỏi của nhân dân.
5. Tìm hiểu vai trò của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. (trang 36 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN)
Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã đóng góp gì cho công cuộc xây dựng đất nước?
Trả lời:
Vai trò của nhà máy thủy điện Hòa Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước là:
+ Cung cấp nguồn điện cho cả nước, phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân.
+ Ngăn chặn, hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ.
+ Cung cấp nước chống hạn cho một số tỉnh phía Bắc
+ Tạo điều kiện cho việc phát triển giao thông đường thủy.
B. Hoạt động thực hành
1. (trang 36 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN) Hãy viết vào vở một đoạn văn ngắn miêu tả không khí vui mừng, phấn khởi của nhân dân ta trong ngày bầu cử Quốc hội khóa VI.
Trả lời:
Ngày 25-4-1976 là ngày đáng nhớ nhất của nhân dân Việt Nam. Ngày mà mọi công dân 18 tuổi trở lên được cầm lá phiếu trên tay hồ hởi, vui mừng đi bầu cử sau nhiều năm chống giặc ngoại xâm. Không khí tưng bừng của ngày hội lớn tràn ngập khắp cả nước. Ai nấy đều hớn hở, tươi vui với lá phiếu trên tay cùng gương mặt rạng rỡ, tràn đầy hạnh phúc.
2. (trang 36 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN) Hãy ghi vào vở những câu đúng
Công trình thủy điện Hòa Bình trên sông Đà:
a. được xây dựng trong vòng 15 năm.
b. được xây dựng tại tỉnh Sơn La.
c. được xây dựng bởi các kĩ sư và công nhân Liên Xô.
d. góp phần giảm nguy cơ lũ lụt và hạn hán cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
e. cung cấp điện cho các vùng trong cả nước.
Trả lời:
Những câu đúng là:
a. được xây dựng trong vòng 15 năm.
d. góp phần giảm nguy cơ lũ lụt và hạn hán cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
e. cung cấp điện cho các vùng trong cả nước.
3. (trang 37 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN)Hoàn thiện phiếu học tập
Nối các thông tin ở cột A sao cho phù hợp với các thông tin ở cột B về các quyết định của kì họp thứ nhất Quôc hội khóa VI (năm 1976).
Trả lời:
C. Hoạt động ứng dụng
1. (trang 37 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN) Sưu tầm các bài viết, tranh ảnh về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1976.
2. (trang 37 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN) Liên hệ thực tế
Tìm hiểu qua các nguồn thông tin và hoàn thành bảng sau đây vào vở
STT | Nhà máy thủy điện | Địa điểm xây dựng |
---|---|---|
1 | ||
2 | ||
…… |
Trả lời:
STT | Nhà máy thủy điện | Địa điểm xây dựng |
---|---|---|
1 | Thác Bà | Tỉnh Yên Bái |
2 | Y-a-li | Tỉnh Gia Lai |
3 | Hàm Thuận | Tỉnh Lâm Đồng |
4 | Thác Mơ | Tỉnh Bình Phước |
5 | Trị An | Tỉnh Đồng Nai |
3.(trang 38 Lịch sử và địa lí 5 Tập 2 VNEN) Khám phá một số thay đổi của nước ta trước và trong thời kì đối mới.
Viết một đoạn ngắn nêu cảm nghĩ của em về những thay đổi của đất nước trước và trong thời kì đổi mới.
Trả lời:
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đất nước Việt Nam đã càng ngày càng vươn lên và đổi mới từng ngày.
Tôi vẫn còn thoảng đâu đó lời bà kể, ngày xưa bà phải đi bộ hàng chục cây số để đi chợ huyện, phải đóng bè nứa để di chuyển qua sông….Ấy vậy mà, sau mấy chục năm, đất nước đã khoác lên mình một chiếc áo mới.
Đất nước ngày nay, không còn cảnh đăng kí mua lương thực theo tiêu chuẩn, xếp hàng rồng rắn để mua thực phẩm thời kì bao cấp, phương tiện giao thông chủ yếu là xe đạp, muốn sang sông phải chờ phà hàng giờ đồng hồ, khu dân cư ẩm thấp, lầy lội. Thay vào đó là những thay đổi vô cùng tích cực, mang tầm vóc quốc tế. Lương thực dồi dào mang xuất khẩu ra nước ngoài, siêu thị đầy ắp hàng hóa cho mọi người tha hồ chọn lựa, nhiều phương tiện giao thông hiện đại, nhiều cây cầu quy mô, kì vĩ mọc lên nối những bờ xa, khu dân cư khang trang, lộng lẫy…
Việt Nam của năm 2018 đã thực sự đổi thay và ngày càng vươn lên để “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ vẫn từng mong muốn.