Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát và thực hiện
a. Mỗi nhóm chọn 1 trong 4 hình sau để quan sát (trang 58 sgk).
b. Ghi vào 1 trong 2 cột tương ứng ở phiếu học tập những gì em quan sát được trong hình
Trả lời:
Những thứ có sẵn trong thiên nhiên | Những thứ do con người tạo ra |
---|---|
Đất đai, địa hình, sông ngòi, biển cả, cây cối, động vật, không khí, nắng, gió. | Nhà cao tầng, đường sá, đồng ruộng, nhà máy, công trường, cầu, tàu bè, ô tô. |
2. Quan sát và trả lời:
– Hãy ghép các hình trên với các từ sau cho phù hợp: nước, đất, khoáng sản, rừng, động vật, không khí.
– Trong mỗi hình trên, con người đang khai thác hoặc sử dụng những tài nguyên thiên nhiên nào?
Trả lời:
– Ghép các hình với các từ, cụm từ đã cho:
Hít thở – không khí , khai thác than – khoáng sản , Đánh bắt tôm, cá – động vật
Khai thác gỗ – rừng , uống nước – nước , làm đất gieo mạ – đất
– Trong mỗi hình trên, con người đang khai thác hoặc sử dụng những tài nguyên thiên nhiên:
Hình 5: không khí , Hình 6: khoáng sản , Hình 7: thủy, hải sản
Hình 8: lâm sản , Hình 9: nước , Hình 10: đất
3. Đọc, trả lời và viết
a) Đọc thông tin:
Môi trường bao gồm các thành phần tự nhiên (đất, không khí, nước, ánh sáng mặt trời, động vật, thực vật, …)
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên được con người khai thác, sử dụng cho lợi ích của con người.
b) Trả lời câu hỏi:
– Môi trường bao gồm những thành phần nào?
– Tài nguyên thiên nhiên là gì?
– Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có mổì liên hệ với nhau như thế nào? Môi trường là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên hay ngược lại?
c) Ghi tóm lược câu trả lời cho các câu hỏi ở mục 3b vào vở.
Trả lời:
– Môi trường gồm các thành phần tự nhiên (đất, không khí, nước, ánh sáng mặt trời, động vật, thực vật…) và các thành phần nhân tạo (nhà cửa, phố xá…).
– Tài nguyên thiên nhiên là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên được con người khác thác, sử dụng có lợi ích của con người.
– Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có mối liên hệ chặt chẽ. Khi tài nguyên bị cạn kiệt do con người khai thác bừa bãi thì môi trường bị hủy hoại, môi trường bị ô nhiễm.
– Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận của môi trường.
1. Quan sát và trả lời
a. Quan sát kĩ các hình 11, 12:
b. Trả lời câu hỏi:
– Liệt kê các thành phần của môi trường trong các hình trên.
– Những tài nguyên nào đang được khai thác và sử dụng trong các hình đó?
Trả lời:
Các thành phần của môi trường trong các hình trên:
+ Hình 11: con người, động vật, thực vật, làng xóm, đồng ruộng, công cụ làm nông, một số phương tiện giao thông, đất, nước, ánh sáng, không khí.
+ Hình 12: con người, động vật, thực vật, nhà cửa, phố xá, nhà máy, phương tiện giao thông, cầu đường, đất, nước, không khí, ánh sáng.
Những tài nguyên được khai thác và sử dụng ở hai hình trên là: thực vật, động vật, nước, không khí, đất, ánh sáng.
2. Quan sát và thảo luận:
a. Quan sát các hình 13 – 17:
B. Hoạt động thực thành
1. Quan sát và trả lời
a. Quan sát kĩ các hình 11, 12:
b. Trả lời câu hỏi:
– Liệt kê các thành phần của môi trường trong các hình trên.
– Những tài nguyên nào đang được khai thác và sử dụng trong các hình đó?
Trả lời:
Các thành phần của môi trường trong các hình trên:
+ Hình 11: con người, động vật, thực vật, làng xóm, đồng ruộng, công cụ làm nông, một số phương tiện giao thông, đất, nước, ánh sáng, không khí.
+ Hình 12: con người, động vật, thực vật, nhà cửa, phố xá, nhà máy, phương tiện giao thông, cầu đường, đất, nước, không khí, ánh sáng.
Những tài nguyên được khai thác và sử dụng ở hai hình trên là: thực vật, động vật, nước, không khí, đất, ánh sáng.
2. Quan sát và thảo luận:
a. Quan sát các hình 13 – 17:
b. Thảo luận:
– Những tài nguyên thiên nhiên nào của nước ta được thể hiện trong từng hình.
– Liệt kê thêm các tài nguyên khác của nước ta mà em biết.
– Trong các tài nguyên đó:
+ Tài nguyên nào có thể bị cạn kiệt, tài nguyên nào không bị cạn kiệt?
+ Tài nguyên nào có thể khôi phục được? Tài nguyên nào không thể khôi phục được?
Trả lời:
– Những tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong từng hình:
+ Hình 13: gió, nước, thực vật, động vật.
+ Hình 14: khoáng sản
+ Hình 15: nước
+ Hình 16: gió.
+ Hình 17: thực vật.
– Các tài nguyên khác của nước ta mà em biết: đất, không khí, nước, ánh sáng mặt trời, ….
– Trong các tài nguyên thì:
+ Tài nguyên có thể bị cạn kiệt là: thực vật, động vật, dầu mỏ, than đá, khoáng sản.
+ Tài nguyên không bị cạn kiệt là: nước, gió, không khí, ánh sáng mặt trời.
– Trong các tài nguyên trên thì:
+ Tài nguyên có thể khôi phục: thực vật, động vật.
+ Tài nguyên không thể khôi phục: dầu mỏ, than đá, khoáng sản.
C. Hoạt động ứng dụng
Thực hiện bảo quản và sử dụng tiết kiệm các đồ dùng hàng ngày.