Xem toàn bộ tài liệu Lớp 5: tại đây
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát, thảo luận và liên hệ thực tế
a. Quan sát kĩ hình 1, 2
b. Thảo luận và liên hệ thực tế
– Hoạt động nào đã diễn ra trong mỗi hình?
– Hoạt động đó tác động đến các môi trường như thế nào?
Trả lời:
Hoạt động diễn ra trong mỗi hình là:
+ Hình 1: Cắt xẻ gỗ trong rừng
+ Hình 2: Phun thuốc diệt cỏ
Các hoạt động có tác động đến môi trường:
+ Hình 1: Chặt phá rừng đầu nguồn làm khiến đất bị xói mòn, gây nên lũ lụt, thiên tai.
+ Hình 2: Phun thuốc diệt cỏ làm đất bị hoang hóa, bạc màu và ô nhiễm môi trường đất, nước.
2. Quan sát và trả lời:
a. Quan sát các cặp hình từ 3 đến 7 (sgk trang 65)
b. Trả lời câu hỏi:
– Những hình nào nói về tác động tiêu cực của con người đến môi trường? Vì sao?
– Những hình nào nói về tác động tích cực của con người đến môi trường? Vì sao?
– Nêu một số ví dụ về tác động tiêu cực và tác động tích cực của người dân đến môi trường địa phương em.
Hình 3, hình 5 và hình 6 nói về tác động tiêu cực của con người đến môi trường. Vì:
– Hình 3: Do chặt phá rừng, đốt rừng dẫn đến đất bị sói mòn, rửa trôi, gây sạt lở, lũ lụt.
– Hình 5: Sử dụng đất để xây dựng nhà cửa, thành phố, giao thông khiến diện tích cây xanh giảm, làm biến đổi khí hậu.
– Hình 6: Không bảo vệ môi trường, đốt rừng khiến khí hậu ngày càng nóng, đất đai khô cằn, thiếu nước, thực vật lụi tàn.
Hình 4 và hình 7 nói về tác động tích cực, vì:
– Hình 4: Con người trồng rừng để phủ xanh đồi trọc, phòng chỗng lũ quét và điều hòa khí hậu…
– Hình 7: Con người dọn rác ven biển, làm cho bờ biển sạch sẽ, nước biển trong xanh không bị ô nhiễm.
Một số ví dụ tác động tiêu cực và tích cực của người dân ở địa phương em
Tác động tiêu cực | Tác động tích cực |
---|---|
Vứt rác thải bừa bãi Xả nước thải chưa xử lí ra sông hồ Xây dựng nhiều nhà máy, khu công nghiêp, khu đô thị |
Trồng nhiều cây xanh, phủ xanh đất trống đồi trọc Đoàn thanh niên tổ chức thu gom rác thải vào mỗi chủ nhật. Tuyên truyền vận động trên loa phát thanh ý thức bảo vệ môi trường của người dân. |
3. Làm việc với phiếu học tập
Trả lời:
4. Đọc và trả lời:
a) Đọc thông tin:
Những tác động tiêu cực của con người tới môi trường là do: sự gia tăng dân số, sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, xả nhiều chất thải và xử lí chúng không hợp vệ sinh, sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá rừng, …
Những tác động tích cực của con người đối với môi trường là: trồng cây gây rừng, khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng sạch, giữ vệ sinh môi trường, …
b) Trả lời câu hỏi:
– Kể một số tác động tiêu cực của con người đến môi trường.
– Kể một số tác động tích cực của con người đến môi trường.
– Để bảo vệ môi trường, con người cần làm gì?
Trả lời:
Một số tác động tiêu cực của con người đến môi trường là:
– Xả rác thải, nước thải bừa bãi, chưa xử lí
– Chặt phá rừng đầu nguồn, đốt rừng làm rẫy
– Khai thác khoáng sản bừa bãi, lãng phí và gây ô nhiễm môi trường
– Phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ làm hoang hóa đất
– Xả khói bụi công nghiệp….
Một số tác động tích cực của con người đến môi trường
– Bỏ rác thải vào đúng nơi quy định
– Sử dụng các nguồn năng lượng sạch như nắng, gió…
– Trồng nhiều cây xanh….
Để bảo vệ môi trường, con người cần có những hoạt động tác động tích cực đôi với môi trường
B. Hoạt động thực thành
Điều tra
Quan sát khu vực em sống và nhận xét về tác động tích cực hoặc tiêu cực của con người đối với môi trường?
Trả lời:
Ví dụ: Em sinh sống ở Hà Nội
Quan sát khu vực mình sinh sống, em thấy, người dân khu phố em đã có những tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường.
Tác động tích cực | Tác động tiêu cực |
---|---|
– Vứt rác vào đúng nơi quy định – Có ý thức sử dụng nước tiết kiệm, không xả bừa bãi – Trồng thêm cây xanh để tạo bóng mát và điều hòa khí hậu |
– Một số người vẫn vô ý thức vứt rác bừa bãi – Nước thải chưa xử lí vẫn xả ra sông hồ |
Từ những quan sát đó em thấy, đa phần người dân nơi em sinh sống đã có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Họ đã và đang có ý thức chung tay cải tạo môi trường để nó ngày càng xanh – sạch – đẹp. Tuy nhiên, vẫn có một số người vô ý thức, bởi vậy, cần phải tuyên truyền và xử lí nghiêm những trường hợp như vậy. Để môi trường ngày càng được cải thiện.
C. Hoạt động ứng dụng
Tìm hiểu việc thu gom và phân loại rác ở gia đình em
Trả lời:
Ví dụ:
Ở nhà em thường thu gom và phân loại rác bằng cách:
– Một thùng rác để dưới kệ bếp để bỏ đồ thừa, túi bóng…
– Một thùng rác khác để một bên để bỏ cốc nhựa, chai nhựa, lon bia, nước ngọt….
Mỗi ngày, khoảng 7 giờ tối, ở đầu ngõ có tiếng chuông báo vứt rác thì một người trong gia đình sẽ mang túi rác thừa đi đổ. Còn thùng rác đựng chai lon lúc nào đầy sẽ đem cho các bác thu gom rác.