Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Lý thuyết
1. Nghiệm của đa thức một biến
Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a) là một nghiệm của đa thức đó.
Ví dụ 1: Kiểm tra xem mỗi số 1; 2; -1 có phải là một nghiệm của đa thức f(x) = x2 – 3x + 2 hay không?
Hướng dẫn giải:
Ví dụ 2: Cho đa thức f(x) = x3 + 2x2 + ax + 1
Tìm a biết rằng đa thức f(x) có một nghiệm x = -2
Hướng dẫn giải:
2. Chú ý:
+ Một đa thức (khác đa thức không) có thể có một nghiệm, hai nghiệm,… hoặc không có nghiệm.
+ Số nghiệm của một đa thức (khác đa thức không) không vượt quá bậc của nó. Chẳng hạn: đa thức bậc nhất chỉ có một nghiệm, đa thức bậc hai không quá hai nghiệm,…
Ví dụ: Tìm nghiệm của đa thức P(x) = 2y + 6
Từ 2y + 6 = 0 ⇒ 2y = -6 ⇒ y = -6/2 = -3
Vậy nghiệm của đa thức P(x) là -3.
Ví dụ 2: Giả sử a, b, c là các hằng số sao cho a + b + c = 0. Chứng minh rằng đa thức f(x) = ax2 + bx + c có một nghiệm là x = 1 . Áp dụng để tìm một nghiệm của đa thức f(x) = 8x2 – 6x – 2.
Hướng dẫn giải:
B. Bài tập
Bài 1: Chứng tỏ các đa thức sau không có nghiệm
a) P(x) = x2 + 1 b) Q(y) = 2y4 + 5
Hướng dẫn giải:
a) Vì x2 ≥ 0 nên x2 + 1 ≥ 1
Do đó: P(x) = x2 + 1 > 0 nên đa thức P(x) vô nghiệm.
b) Vì y4 ≥ 0 nên 2y4 + 5 > 0
Do đó: Q(y) = 2y4 + 5 > 0 nên đa thức Q(x) vô nghiệm.
Bài 2: Tìm nghiệm của đa thức
a) x2 – 2003x – 2004 = 0
b) 2005x2 – 2004x – 1 = 0
Hướng dẫn giải:
a) Đa thức x2 – 2003x – 2004 = 0 có hệ số a = 1, b = -2003, c = -2004
Khi đó ta có: a – b + c = 1 – (-2003) + (-2004) = 0
Nên đa thức x2 – 2003x – 2004 = 0 có nghiệm x = -1
b) Đa thức 2005x2 – 2004x – 1 = 0 có hệ số a = 2005, b = -2004, c = -1
Khi đó ta có: a + b + c = 2005 – 2004 – 1 = 0
Nên đa thức 2005x2 – 2004x – 1 = 0 có nghiệm x = 1.