Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 năm 2021 (có đáp án)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Bài 14 phần 4: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỉ XIII)

Câu 1: Ai là tác giả của các bộ binh thư “Binh thư yếu lược” và “Vạn kiếp tông bí truyền thư”?  

A. Trần Nhân Tông.

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Trần Quang Khải.

D. Trần Thủ Độ.

Lời giải:

Trần Quốc Tuấn là một nhà lí luận quân sự tài bài. Ông là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng như: “Binh thư yếu lược” và “Vạn kiếp tông bí truyền thư”

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đã góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự gì?  

A. Tập hợp đông đảo nhân dân đấu tranh.

B. Tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu.

C. Nước nhỏ chống lại kẻ thù mạnh hơn nhiều lần.

D. Buộc địch chuyển từ chủ động sang bị động.

Lời giải:

Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đã góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ hơn nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Nhân tố nào tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều Trần với nhân dân?  

A. Nhà Trần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

B. Nhà Trần chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ vương triều.

C. Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho cuộc kháng chiến.

D. Nhân dân có tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng.

Lời giải:

Nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữa triều đình với nhân dân.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Hội nghị nào biểu tượng của sự đoàn kết giữa triều Trần và nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên?  

A. Hội nghị Bình Than

B. Hội nghị Diên Hồng

C. Hội nghị Lũng Nhai

D. Hội nghị Đông Quan

Lời giải:

Hội nghị Diên Hồng (1285) là nào biểu tượng của sự đoàn kết giữa triều Trần và nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên. Khi vua Trần mời các bộ lão đến điện Diên Hồng để hỏi ý kiến nên đánh hay hàng, các bô lão đều đồng thanh hô vang “đánh”. 

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Kế sách đánh giặc xuyên suốt được nhà Trần sử dụng trong 3 lần kháng chiến chống Mông- Nguyên trong thời gian đầu là 

A. Vườn không nhà trống.

B. Tổ chức cuộc quyết chiến chiến lược.

C. Tấn công đồn lương của địch.

D. Chặn đánh quân địch ở kinh thành.

Lời giải:

Trong cả 3 lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên, thời gian đầu để tránh thế mạnh của giặc nhà Trần đều sử dụng kế “vườn không nhà trống

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Ba lần kháng chiến chống Mông- Nguyên của nhà Trần thắng lợi không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?  

A. Tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân dân Đại Việt

B. Đề ra kế sách đánh giặc đúng đắn, sáng tạo

C. Nhà Mông- Nguyên đang bước vào thời kì suy yếu

D. Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt

Lời giải:

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên bao gồm:

– Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.

– Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.

– Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, … với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

=> Loại trừ đáp án: C

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử trong 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên của quân dân Đại Việt?  

A. Bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc , chủ quyền quốc gia

B. Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam

C. Làm thất bại mưu đồ thôn tính các vùng đất châu Á còn lại của Hốt Tất Liệt

D. Đưa Đại Việt trở thành nước hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á

Lời giải:

Ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên:

– Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của nhà Mông- Nguyên, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia

– Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù hùng mạnh

– Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau

– Làm thất bại mưu đồ thôn tính các vùng đất châu Á còn lại của Hốt Tất Liệt. 

=> Loại trừ đáp án: D

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Đường lối kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) dưới thời Trần có điểm gì khác biệt so với đường lối kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077)?

A. Khoét sâu vào điểm yếu của kẻ thù

B. Thực hiện tiên phát chế nhân.

C. Lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều

D. Đánh vào nơi mạnh nhất của địch

Lời giải:

– Đường lối kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) dưới thời Trần có điểm gì khác biệt so với đường lối kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) là tập trung khoét sâu vào điểm yếu của kẻ thù (kế vườn không nhà trống) khiến cho chúng suy yếu để ta phản công tiêu diệt.

– Đáp án B và D: là đặc điểm của đường lối kháng chiến chống Tống thời Lý

– Đáp án C: là đặc điểm chung trong đường lối của 2 cuộc kháng chiến

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Nghệ thuật quân sự nào sau đây không được quân dân nhà Trần sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên thế kỉ XIII?  

A. Thực hiện kế “thanh dã”

B. Tiên phát chế nhân

C. Thủy chiến

D. Tổ chức một cuộc chiến tranh nhân dân

Lời giải:

Nghệ thuật quân sự được được quân dân nhà Trần sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên để lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều là:

– Tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc

– Kế thanh dã- vườn không nhà trống

– Chớp thời cơ để tổ chức các cuộc tiến công chiến lược đỉnh cao là trận Bạch Đằng năm 1288 với nghệ thuật thủy chiến

=> Đáp án B: “tiên phát chế nhân” là nghệ thuật điển hình được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Tống 1075-1077

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Cho đoạn trích: “Vừa rồi, Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vì vua tôi, đồng lòng anh em hòa thuận, cả nước góp sức… nên giặc phải bó tay chiu hàng” (Trần Quốc Tuấn căn dặn vua Trần Anh Tông, năm 1300).  Câu nói trên của Trần Quốc Tuấn căn dặn nhà vua về điều gì?

A. Bài học phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, từ dòng tộc đến nhân dân.

B. Phát huy truyền thống yêu lao động sản xuất để đánh giặc giữ nước.

C. Sự kết hợp giữa truyền thống yêu nước với truyền thống yêu lao động sản xuất.

D. Chiến thuật bao vây tiêu diệt quân Mông – Nguyên có thể áp dụng về sau.

Lời giải:

Lời căn dặn của Trần Quốc Tuấn với vua Trần Anh Tông trước khi qua đời muốn nhắc nhở nhà vua về bài học phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc từ trong nội bộ hoàng tộc đến toàn dân tộc để tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù xâm lược. Muốn đoàn kết được toàn dân thì phải biết “khoan thư sức dân“, lấy đó làm kế sâu rễ bền gốc

Đáp án cần chọn là: A

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1123

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống