Chương II: Nước Đại Việt thời Lý (Thế kỉ XI-XII)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 10 trang 35: Tai sao nhà Lý lại rời đô về Thăng Long?

Trả lời:

Vì:

– Thời nhà Lý, đất nước đã vững mạnh, kinh tế phát triển.

– Kinh đô Hoa Lư xa xôi và hẻo lánh.

– Đại La (Thăng Long) có nhiều ưu điểm hơn hẳn: Vị trí, địa thế thuận lợi, là trung tâm của đất nước, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cũng như cai quản đất nước.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 10 trang 36: Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ?

Trả lời:

Nhà Lý giao các chức vụ quan trọng cho những người thân cận nắm giữ vì:

– Nhà Lý muốn tập trung quyền lực vào tay để ổn định và củng cố chính quyền, những người thân cận là những người có thể tin tưởng giao phó.

– Giáo dục thời nhà Lý chưa phát triển, việc tuyển chọn nhân tài còn khó khăn.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 10 trang 36: Em hãy vẽ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương thời Lý?

Trả lời:

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 10 trang 37: Từ những nhận xét trên, em hãy nêu sự cần thiết và tác dụng của bộ luật Hình thư thời Lý.

Trả lời:

Sự cần thiết và tác dụng của bộ luật Hình thư nhà Lý:

– Hình thư đặt ra những quy định bảo vệ quyền lợi cho giai cấp phong kiến thống trị.

– Với những quy định rõ ràng về việc xử kẻ phạm tội, luật pháp giúp bảo vệ và đảm bảo tính công bằng trong nhân dân.

– Điều đó giúp ổn định chính trị – xã hội, đất nước được yên bình, tạo điều kiện pháp triển kinh tế.

=> Đây chính là bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 10 trang 38: Quân đội thời Lý được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội thời Lý?

Trả lời:

– Cách thức tổ chức quân đội thời Lý:

     + Gồm 2 bộ phận: Cấm quân và quân địa phương

     + Thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông).

     + Quân đội thời Lý bao gồm quân bộ và quân thủy, kỉ luật rất nghiêm minh, được rèn luyện chu đáo. Vũ khí, trang bị đầy đủ.

– Nhận xét:

Quân đội thời Lý được tổ chức quy củ và hùng mạnh. Chính sách Ngụ binh ư nông vừa đảm bảo được việc sản xuất phát triển kinh tế, vừa đảm đảo được đội quân địa phương hùng mạnh sẵn sàng chiến đầu khi cần.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 10 trang 38: Em nhận xét gì về chủ trương của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng?

Trả lời:

Nhận xét:

– Đối với các tù trưởng dân tộc miền núi: Thực hiện chính sách nhu viễn, thu phục lòng các tù trưởng bằng biện pháp mềm dẻo.

– Đối với các nước láng giềng: Giữ quan hệ bình thường tạo điều kiện cho nhân dân hai bên qua lại buôn bán.

=> Các chính sách hợp lý đã góp phần ổn định vùng biên giới đất nước.

Bài 1 trang 38 Lịch Sử 7: Nhà Lý được thành lập như thế nào?

Trả lời:

Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

Bài 2 trang 38 Lịch Sử 7: Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao?

Trả lời:

– Chính quyền trung ương:

     + Đứng đầu nước là vua, vua nắm mọi quyền hành. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.

     + Giúp việc cho vua có các đại thần, các quan văn, quan võ. Đó điều là những người thân cận của nhà vua nắm giữ.

– Chính quyền địa phương:

Nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ (châu), đặt các chức tri phủ, tri châu. Dưới lộ là phủ, huyện, hương (xã).

Bài 3 trang 38 Lịch Sử 7: Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?

Trả lời:

Nhà Lý đã:

– Chính trị: Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế, mọi quyền lực tập trung vào tay vua. Ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042). Xây dựng quân đội hùng mạnh, quy củ.

– Kinh tế: Quan tâm phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.

– Đối nội : gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,…

– Đối ngoại : Giữ quan hệ hòa hảo với cac nước láng giềng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 958

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống