Chương III: Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỉ XIII-XIV)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 14 trang 56: Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích:

=> Chiếm Đại Việt, biến nơi đây thành bàn đạp để tấn công vào Nam Tống (ở phía nam Trung Quốc), rồi mưu dồ chiếm toàn bộ Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 14 trang 57: Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

Trả lời:

Nguyên nhân thắng lợi:

– Tinh thần, ý chí đấu tranh quyết liệt chống lại mọi kẻ thù xâm lược của dân tộc Việt.

– Truyền thống yêu nước, đoàn kết toàn dân cùng kháng chiến chống giặc.

– Vai trò lãnh đạo giỏi giang của vua – tôi nhà Trần, chủ chương kháng chiến “vườn không nhà trống” hoàn toàn hợp lý và sáng suất.

Bài 1 trang 57 Lịch Sử 7: Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ?

Trả lời:

– Tháng 1 – 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy. Tại đây đã diễn ra một trận chiến quyết liệt.

– Nhà Trần chủ trương thực hiện “vườn không nhà trống”, Triều đình và nhân dân tạm thời rời Thăng Long. Quân Mông Cổ vào kinh thành không một bóng người và không lương thực. Đóng tại Thăng Long chưa đầy một tháng, quân địch thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả quyết liệt, lực lượng chúng hao mòn dần.

– Nắm bắt thời cơ đó, nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Ngày 29 -2- 1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút về nước. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

Bài 2 trang 57 Lịch Sử 7: Em hãy nêu những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất?

Trả lời:

Những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất:

– Khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược,vua Trần ban lệnh cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập quân sự….

– Thái sư Trần Thủ Độ khảng khái trả lời vua Trần : “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

– Nhân dân cả nước đoàn kết, đồng lòng tin nghe theo chủ trương “vườn không nhà trống” của triều đình.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1049

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống