Chương VI: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 27 trang 139: Em có nhận xét gì về đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn?

Trả lời:

Nhận xét về đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn:

Đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng khổ cực

– Địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng

– Tô thuế, phu dịch nặng nề.

– Nạn dịch bệnh và nạn đói hoành hành khắp nơi

=> Nhân dân căm phẫn, bất bình, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, nên họ nổi dậy đấu tranh chống chính quyền nhà Nguyễn.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 27 trang 142: Hàng trăm cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội lúc bấy giờ như thế nào ?

Trả lời:

Hằng trăm cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại truyền đình nhà Nguyễn nói lên thực trạng xã hội bất ổn định, rối ren. Triều đình nhà Nguyễn thối nát, bảo thủ, nạn tham nhũng diễn ra phổ biến, ở địa phương thì cường hào, địa chủ ra sức bóc lột quần chúng nhân dân

=> Làm cho đời sống nhân dân cực khổ phải nổi dậy đấu tranh.

=> Tình trạng mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay khắt.

Bài 1 trang 142 Lịch Sử 7: Ở nửa đầu thế kỉ XIX, nước ta có những điều kiện gì mới để phát triển kinh tế được thuận lợi ?

Trả lời:

Những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thời kì nửa đầu thế kỉ XIX là:

– Đất nước đã được hoàn toàn thống nhất cả về mặt lãnh thổ và mặt nhà nước. => Có thể khai thác được tốt nhất các nguồn tài nguyên, nhân tài của đất nước.

– Lãnh thổ đất nước rộng lớn, nhiều đất đai màu mỡ ở phía Nam thuận lợi cho việc mở rộng diện tích canh tác sản xuất nông nghiệp.

– Thương nhân các nước đến buôn bán tấp nập, là cơ hội để Việt Nam có thể học hỏi những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến từ các nước khác đặc biệt là phương Tây.

Bài 2 trang 142 Lịch Sử 7: Tóm tắt những nét chính các chính sách của nhà Nguyễn về chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội.

Trả lời:

Những chính sách của nhà Nguyễn:

– Chính trị:

     + Nguyễn Ánh lên ngôi vua lập ra nhà Nguyễn (1802), xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền.

     + Tiến hành cải cách hành chính chia đất nước là 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên.

     + Xây dựng quân đội mạnh.

– Kinh tế:

     + Nông nghiệp: Khuyến khích khai hoang, đặt chế độ quân điền…

     + Thủ công nghiệp: lập nhiều xưởng lớn của nhà nước, phát triển ngành khai mỏ.

     + Thương nghiệp: Buôn bán với các nước trong khu vực, kiêng rè các nước phương Tây.

– Đối ngoại:

     + Thần phục nhà Thanh.

     + Đối với phương Tây thì chủ chương đóng cửa không chấp nhận mọi sự tiếp xúc.

– Xã hội:

Đặt ra nhiều thứ thuế, quan lại tham nhũng, địa chủ, cương hào hoành hành, làm cho đời sống của nhân dân cực khổ.

Bài 3 trang 142 Lịch Sử 7: Những nguyên nhân dẫn đến cuộc sống khổ cực của nhân dân ta.

Trả lời:

Nguyên nhân làm cho nhân dân cực khổ là:

– Quan lại tham nhũng, thu tô thuế nặng nề.

– Ở địa phương thì địa chủ, cường hào hoàng hành chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột sức lao động của nhân dân.

– Nạn dịch bệnh, đói kém thường xuyên xảy ra

Bài 4 trang 142 Lịch Sử 7: Tóm tắt những nét chính về ba cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỉ XIX.

Trả lời:

Thời gian Người lãnh đạo Hoạt động Kết quả
1821 – 1827 Phan Bá Vành Vùng Sơn Nam hạ (Nam Định, Thái Bình..) sau lan rộng ra các trấn Hải Dương, An Quảng Khởi nghĩa thất bại
1854- 1855 Cao Bá Quát Ứng Hòa (Hà Tây) mở rộng ra Hà Nội, Hưng Yên Thất bại
1833 – 1835 Lê Văn Khôi Phiên An (Gia Định) mở rộng ra cả Nam Bộ Thất bại

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1005

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống