Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
(trang 89 sgk Công nghệ 7): Em hãy nêu một ví dụ khác về chọn giống vật nuôi.
Trả lời:
Chọn giống lợn: Mình tròn, lưng thẳng, bụng không sệ, mông nở, bốn chân cứng cáp, móng chân gọn, da mỏng, lông mịn, có 10-12 vú, vú đều và nở.
Tham khảo bài 33 Công nghệ 7:
(trang 90 sgk Công nghệ 7): Em hãy quan sát sơ đồ 9 về các biện pháp quản lí giống vật nuôi ở nước ta hiện nay rồi điền vào chỗ trống trong vở bài tập các biện pháp theo mức độ cần thiết từ cao đến thấp.
Trả lời:
Biện pháp quản lí theo mức độ cần thiết từ cao đến thấp:
– Đăng kí Quốc gia các giống vật nuôi.
– Phân vùng chăn nuôi.
– Chính sách chăn nuôi.
– Qui định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình.
Tham khảo bài 33 Công nghệ 7:
Câu 1 trang 90 sgk Công nghệ 7: Em cho biết phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta.
Lời giải:
– Có nhiều phương pháp chọn giống nhưng phổ biến nhất là hai phương pháp sau:
+ Chọn lọc hàng loạt: Dựa vào tiêu chuẩn đã định trước, rồi căn cứ vào sức sản xuất để lựa chọn từ đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất.
+ Kiểm tra năng suất: Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện, trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đem so sánh với những tiêu chuẩn để lựa chọn con tốt nhất làm giống.
Tham khảo bài 33 Công nghệ 7:
Câu 2 trang 90 sgk Công nghệ 7: Theo em muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì?
Lời giải:
– Để quản lí tốt giống vật nuôi ta cần sử dụng những biện pháp sau:
+ Đăng kí Quốc gia các giống vật nuôi.
+ Phân vùng chăn nuôi.
+ Chính sách chăn nuôi.
+ Qui định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình.
Tham khảo bài 33 Công nghệ 7:
I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi
Chọn giống vật nuôi: Chọn những vật nuôi đực và cái tốt giữ lại làm giống.
Ví dụ: Để có giống gà ri ngày càng tốt hơn người ta giữ lại làm giống những con gà trống và gà mái chóng lớn, đẻ nhiều trứng, ấp trứng và nuôi con khéo.
II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi
1. Chọn lọc hàng loạt: dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước rồi căn cứ vào sức sản xuất (cân nặng, sản lượng trứng, sữa, …) của từng vật nuôi để chọn ra những cá thể tốt nhất làm giống.
2. Kiểm tra năng suất: các vật nuôi tham gia chọn lọc (thường là con của những vật nuôi giống tốt) được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện chuẩn, cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã dự định trước để lựa chọn những con tốt nhất làm giống.
Phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng phổ biến ở nước ta là kiểm tra năng suất. Vì phương pháp này có trình độ chính xác cao.
III. Quản lý giống vật nuôi
Quản lí giống vật nuôi bao gồm việc tổ chức và sử dụng các giống vật nuôi. Quản lí giống vật nuôi nhằm giữ cho các giống vật nuôi không bị pha tạp về mặt di truyền, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chọn lọc giống thuần chủng hoặc lai tạo để nâng cao chất lượng của giống vật nuôi.
Các biện pháp theo mức độ cần thiết từ cao đến thấp:
a) Chính sách chăn nuôi.
b) Phân vùng chăn nuôi.
c) Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình.
d) Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi.
Câu 1: Chọn giống vật nuôi là:
A. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực lại làm giống.
B. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi cái lại làm giống.
C. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái lại làm giống.
D. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi còn bé lại làm giống.
Đáp án: C. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái lại làm giống.
Giải thích : (Chọn giống vật nuôi là căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái lại làm giống – SGK trang 89)
Câu 2: Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: A. 2
Giải thích : (Có 2 phương pháp chọn giống vật nuôi:
– Chọn lọc hàng loạt
– Kiểm tra năng suất – SGK trang 89)
Câu 3: : Phương pháp đơn giản, phù hợp với trình độ kĩ thuật còn thấp về công tác giống là loại phương pháp nào?
A. Chọn lọc hàng loạt.
B. Kiểm tra năng suất.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Đáp án: A. Chọn lọc hàng loạt.
Giải thích : (Phương pháp đơn giản, phù hợp với trình độ kĩ thuật còn thấp về công tác giống là loại phương pháp chọn lọc hàng loạt – SGK trang 89)
Câu 4: Chọn lọc hàng loạt là phương pháp dựa theo các tiêu chuẩn về sức sản xuất của vật nuôi như:
A. Cân nặng
B. Sản lượng trứng
C. Sản lượng sữa
D. Tất cả đều đúng
Đáp án: D. Tất cả đều đúng
Giải thích : (Chọn lọc hàng loạt là phương pháp dựa theo các tiêu chuẩn về sức sản xuất của vật nuôi như:
– Cân nặng
– Sản lượng trứng
– Sản lượng sữa – SGK trang 89)
Câu 5: Phương pháp được áp dụng để chọn lọc tất cả các loại vật nuôi tại các cơ sở giống là:
A. Chọn lọc hàng loạt.
B. Kiểm tra năng suất.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Đáp án: B. Kiểm tra năng suất.
Giải thích : (Phương pháp được áp dụng để chọn lọc tất cả các loại vật nuôi tại các cơ sở giống là kiểm tra năng suất – SGK trang 89)
Câu 6: Để chọn lọc lợn giống bằng phương pháp kiểm tra năng suất, người ra căn cứ vào các tiêu chuẩn nào sau đây, trừ:
A. Cân nặng.
B. Mức tiêu tốn thức ăn.
C. Độ dày mỡ bụng.
D. Độ dày mỡ lưng.
Đáp án: C. Độ dày mỡ bụng.
Giải thích : (Để chọn lọc lợn giống bằng phương pháp kiểm tra năng suất, người ra căn cứ vào các tiêu chuẩn:
– Cân nặng.
– Mức tiêu tốn thức ăn.
– Độ dày mỡ lưng – SGK trang 89)
Câu 7: Ở nước ta, người ta áp dụng phương pháp kiểm tra cá thể với lợn đực và lợn cái ở giai đoạn nào?
A. 90 – 300 ngày
B. 10 – 100 ngày
C. 200 – 400 ngày
D. 50 – 200 ngày
Đáp án: A. 90 – 300 ngày
Giải thích : (Ở nước ta, người ta áp dụng phương pháp kiểm tra cá thể với lợn đực và lợn cái ở giai đoạn 90 – 300 ngày – SGK trang 89)
Câu 8: Để chọn lọc giống gà Ri ngày càng tốt hơn, người ta giữ lại làm giống những con gà trống và mái không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Chóng lớn.
B. Có tính ấp bóng.
C. Đẻ nhiều trứng.
D. Nuôi con khéo.
Đáp án: B. Có tính ấp bóng.
Giải thích : (Để chọn lọc giống gà Ri ngày càng tốt hơn, người ta giữ lại làm giống những con gà trống và mái không có đặc điểm: Có tính ấp bóng (ấp không có trứng) – SGK trang 89)
Câu 9: Có mấy biện pháp quản lí giống vật nuôi?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án: B. 4
Giải thích : (Có 4 biện pháp quản lí giống vật nuôi:
– Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi
– Phân vùng chăn nuôi
– Chính sách chăn nuôi
– Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình – SGK trang 90)
Câu 10: Trong các biện pháp quản lí giống vật nuôi, biện pháp nào là cần thiết nhất?
A. Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình.
B. Phân vùng chăn nuôi.
C. Chính sách chăn nuôi.
D. Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi.
Đáp án: D. Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi.
Giải thích : (Trong các biện pháp quản lí giống vật nuôi, biện pháp nào cần thiết nhất là: Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi)