Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
(trang 91 sgk Công nghệ 7): Em hãy lấy ví dụ khác và ghi vào vở bài tập:
– Chọn phối cùng giống:
– Chọn phối khác giống:
Trả lời:
– Chọn phối cùng giống: Chọn phối lợn đực Móng Cái với lợn cái Móng Cái sẽ được thế hệ sau là những lợn Móng Cái.
– Chọn phối khác giống: Chọn phối lợn đực Móng Cái và lợn Cái Ba Xuyên được thế hệ sau là lợn lai Móng Cái – Ba Xuyên.
Tham khảo bài 34 Công nghệ 7:
(trang 92 sgk Công nghệ 7): Em hãy đánh dấu X vào các phương pháp nhân giống theo mẫu bảng sau vào vở bài tập sao cho phù hợp với phương pháp chọn phối:
Phương pháp chọn giống | Phương pháp nhân giống | ||
Con đực | Con cái | Thuần chủng | Lai tạo |
Gà Lơ go | Gà Lơ go | ||
Lợn Móng Cái | Lợn Móng Cái | ||
Lợn Móng Cái | Lợn Ba Xuyên | ||
Lợn Lan đơ rat | Lợn Lan đơ rat | ||
Lợn Lan đơ rat | Lợn Móng Cái |
Trả lời:
Phương pháp chọn giống | Phương pháp nhân giống | ||
Con đực | Con cái | Thuần chủng | Lai tạo |
Gà Lơ go | Gà Lơ go | X | |
Lợn Móng Cái | Lợn Móng Cái | X | |
Lợn Móng Cái | Lợn Ba Xuyên | X | |
Lợn Lan đơ rat | Lợn Lan đơ rat | X | |
Lợn Lan đơ rat | Lợn Móng Cái | X |
Tham khảo bài 34 Công nghệ 7:
Câu 1 trang 92 sgk Công nghệ 7: Chọn phối là gì? Em hãy lấy ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống.
Lời giải:
– Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.
– Ví dụ: Phối lợn đực Ỉ với lợn cái Ỉ là phối cùng giống, Phối gà trống giống Rốt với gà mái giống Ri là phối khác giống.
Tham khảo bài 34 Công nghệ 7:
Câu 2 trang 92 sgk Công nghệ 7: Em hãy cho biết mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng.
Lời giải:
– Mục đích: Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.
– Phương pháp: Chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ.
Tham khảo bài 34 Công nghệ 7:
I. Chọn phối
1. Thế nào là chọn phối?
Chọn con đực ghép đôi với con cái theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.
Chọn phối nhằm phát huy tác dụng chọn lọc giống. Chất lượng của đời sau sẽ đánh giá được việc chọn lọc và chọn phối giống có đúng hay không đúng.
2. Các phương pháp chọn phối
Muốn nhân lên một giống tốt đã có thì chọn con đực với con cái cùng giống.
– Ví dụ chọn phối cùng giống: chọn phối heo Móng Cái đực với heo Móng Cái cái sẽ được cá thể là heo Móng Cái thuần chủng.
Muốn lai tạo thì chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau.
– Ví dụ chọn phối khác giống: Chọn gà trống giống Rốt (sức sản xuất cao) với gà mái Ri (thịt ngon, dễ nuôi, sức đề kháng cao nhưng sinh sản thấp) sẽ được cá thể có ưu điểm của cả hai.
II. Nhân giống thuần chủng
1. Nhân giống thuần chủng là gì?
Là phương pháp nhân giống chọn ghép theo đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ. Mục đích của nhân giống thuần chủng là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó.
Em hãy đánh dấu (x) để chọn các cặp phối hợp cho trong bảng sau thuộc phương pháp nhân giống phù hợp:
Chọn phối | Phương pháp nhân giống | ||
Con đực | Con cái | Thuần chủng | Lai tạo |
Gà lơgo | Gà lơgo | x | |
Lợn Móng Cái | Lợn Móng Cái | x | |
Lợn Móng Cái | Lợn Ba Xuyên | x | |
Lợn Lanđơrat | Lợn Lanđơrat | x | |
Lợn Lanđơrat | Lợn Móng Cái | x |
2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?
Phải có mục đích nhân giống rõ ràng.
Chọn nhiều cá thể đực, cái trong giống cùng tham gia.
Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi con và vật nuôi mẹ có những đặc điểm không mong muốn.
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là đúng về chọn phối, trừ:
A. Chọn phối là ghép đôi con đực với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi.
B. Chọn phối là nhằm phát huy tác dụng của chọn lọc giống.
C. Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước.
D. Chọn phối còn được gọi khác là chọn đôi giao phối.
Đáp án: C. Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước
Giải thích : (Phát biểu sai là: Chất lượng đời sau sẽ đánh giá được chất lượng của đời trước – SGK trang 91)
Câu 2: Có mấy phương pháp chọn phối?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: A. 2
Giải thích : (Có 2 phương pháp chọn phối:
– Chọn phối cùng giống
– Chọn phối khác giống – SGK trang 91)
Câu 3: Giống gà lai Rốt – Ri có đặc điểm:
A. Có sức sản xuất cao.
B. Thịt ngon, dễ nuôi.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Đáp án: C. Cả A và B đều đúng.
Giải thích : (Giống gà lai Rốt – Ri có đặc điểm:
– Có sức sản xuất cao.
– Thịt ngon, dễ nuôi – SGK trang 91)
Câu 4: Giống lợn Ỉ là giống được chọn phối theo phương pháp nào?
A. Chọn phối cùng giống.
B. Chọn phối khác giống.
C. Chọn phối lai tạp.
D. Tất cả đều sai.
Đáp án: A. Chọn phối cùng giống.
Giải thích : (Giống lợn Ỉ là giống được chọn phối theo phương pháp chọn phối cùng giống – SGK trang 91)
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng về nhân giống thuần chủng, trừ:
A. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống.
B. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau.
C. Tạo ra được nhiều cá thể của giống đã có.
D. Giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đã có.
Đáp án: B. Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau.
Giải thích : (Phát biểu sai là: Là phương pháp nhân giống ghép đôi giao phối con đực với con cái của hai giống khác nhau. – SGK trang 91)
Câu 6: Phương pháp nào dưới đây là nhân giống thuần chủng:
A. Gà Lơ go x Gà Ri.
B. Lợn Móng Cái x Lợn Lan đơ rát.
C. Lợn Móng Cái x Lơn Ba Xuyên.
D. Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái.
Đáp án: D. Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái.
Giải thích : (Phương pháp nhân giống thuần chủng là: Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái)
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm ngoại hình của Gà Ri?
A. Da vàng hoặc vàng trắng.
B. Lông pha tạp từ nâu, vàng nâu, hoa mơ, đỏ tía…
C. Mào dạng đơn.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: D. Tất cả đều đúng.
Giải thích : (Đặc điểm ngoại hình của Gà Ri là:
– Da vàng hoặc vàng trắng.
– Lông pha tạp từ nâu, vàng nâu, hoa mơ, đỏ tía…
– Mào dạng đơn – SGK trang 94)
Câu 8: Ngoại hình gà sản xuất trứng có đặc điểm:
A. Thể hình dài.
B. Thể hình ngắn.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Đáp án: A. Thể hình dài.
Giải thích : (Ngoại hình gà sản xuất trứng có đặc điểm thể hình dài – SGK trang 93)
Câu 9: Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả, trừ:
A. Phải có mục đích rõ ràng.
B. Chọn một số ít cá thể đực, cái cùng giống tham gia.
C. Quản lí giống chặt chẽ, tránh giao phối cận huyết.
D. Nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi.
Đáp án: B. Chọn một số ít cá thể đực, cái cùng giống tham gia.
Giải thích : (Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả, trừ: Chọn một số ít cá thể đực, cái cùng giống tham gia – SGK trang 92)
Câu 10: Ước tính khối lượng lợn theo công thức:
A. m (kg) = Dài thân x 〖(vòng ngực)〗^2 x 87.
B. m (kg) = Dài thân x 〖(vòng ngực)〗^2 x 87,5.
C. m (kg) = Dài thân x 〖(vòng ngực)〗^2 x 97.
D. m (kg) = Dài thân x 〖(vòng ngực)〗^2 x 97,5.
Đáp án: B. m (kg) = Dài thân x 〖(vòng ngực)〗^2 x 87,5.
Giải thích : (Ước tính khối lượng lợn theo công thức: m (kg) = Dài thân x 〖(vòng ngực)〗^2 x 87,5 – SGK trang 98)