Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
(trang 149 sgk Công nghệ 7): Em hãy nêu ưu, nhược điểm của 2 phương pháp thu hoach đánh tỉa thà bù và thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao.
Trả lời:
– Nhược điểm:
+ Đánh tỉa thả bù: Các cá thể không cùng lứa tuoir nên khó chăm sóc, cải tạo, tu bổ ao.
+ Thu hoạch toàn bộ: Năng suât của tôm cá bị hạn chế, tốn nhiều giống.
– Ưu điểm:
+ Đánh tỉa thả bù: Làm tăng năng suất cá nuôi lên 20%, cung cấp thực phẩm tươi sống thường xuyên.
+ Thu hoạch toàn bộ: Sản phẩm tập trung, chi phí đánh bắt không lớn.
Tham khảo bài 55 Công nghệ 7:
(trang 150 sgk Công nghệ 7): Trong ba phương pháp bảo quản sản phẩm thủy sản, theo em phương pháp nào phổ biến? Vì sao?
Trả lời:
Phương pháp làm lạnh vì cá thường được đánh ngoài khơi xa bờ sau khi bắt vận chuyển vào bờ cần một thời gian dài nên để giữ được độ tươi sống của tôm cá thì người ta phải làm lạnh.
Tham khảo bài 55 Công nghệ 7:
(trang 151 sgk Công nghệ 7): Tại sao muốn bảo quản sản phẩm thủy sản lâu hơn thì phải tăng tỉ lệ muối?
Trả lời:
Vì khi được ướp muối nhiều thì nồng độ muối cao VSV sẽ không hoạt động được và cá sẽ không bị ươn thối.
Tham khảo bài 55 Công nghệ 7:
Câu 1 trang 151 sgk Công nghệ 7: Em hãy nêu các phương pháp thu hoạch tôm, cá?
Lời giải:
Có 2 phương pháp thu hoạch tôm, cá là:
– Đánh tỉa thả bù: Thu hoạch những cá thể đã đạt chuẩn thực phẩm, sau đó bổ sung cá giống, tôm giống để đảm bảo mật độ nuôi.
– Thu hoạch toàn bộ: Thu hoạch triệt để toàn bộ cá, tôm trong ao.
Tham khảo bài 55 Công nghệ 7:
Câu 2 trang 151 sgk Công nghệ 7: Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản? Hãy nêu tên vài phương pháp bảo quản mà em biết?
Lời giải:
– Bảo quản sản phẩm thủy sản để: Hạn chế hao hụt về chất lượng của sản phẩm, đảm bảo giữ nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.
– Các phương pháp bảo quản:
+ Ướp muối.
+ Làm khô.
+ Làm lạnh.
Tham khảo bài 55 Công nghệ 7:
Câu 3 trang 151 sgk Công nghệ 7: Ở địa phương em thường chế biến sản phẩm thuỷ sản bằng cách nào?
Lời giải:
Thường có hai phương pháp để chế biến sản phẩm thủy sản:
– Phương pháp thủ công tạo ra nước mắm, mắm tôm…
– Phương pháp công nghiệp tạo ra các sản phẩm đồ hộp.
Tham khảo bài 55 Công nghệ 7:
I. Thu hoạch
1. Đánh tỉa thả bù: thu hoạch những cá thể đạt chuẩn thực phẩm, sau đó bổ sung để đảm bảo mật độ. Áp dụng phương pháp này thực phẩm tươi sống được cung cấp thường xuyên và tăng năng suất nuôi.
2. Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao: Cách thu hoạch triệt để
a) Đối với cá:
– Tháo bớt nước.
– Kéo đến 2 – 3 mẻ lưới.
– Tháo cạn nước để bắt cá đạt chuẩn, chưa đạt thì chuyển sang ao khác nuôi tiếp.
b) Đối với tôm
Tháo bớt nước, khi chỉ còn ngập 1/3 đồng chà, dùng lưới vây quanh rồi dỡ chà bắt tôm.
Thu hoạch toàn bộ có thể cho sản phẩm tập trung, chi phí đánh bắt không lớn, năng suất tôm cá bị hạn chế.
II. Bảo quản
1. Mục đích
Hạn chế hao hụt về chất lượng sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu trong chế biến và xuất khẩu.
2. Các phương pháp bảo quản
a) Ướp muối: cá sau khi mổ bỏ ruột, móc mang, đánh vẩy, rửa sạch rồi xếp 1 lớp cá 1 lớp muối, bảo quản được 1 ngày đêm, tăng tỉ lệ muối thì bảo quản lâu hơn.
b) Làm khô: tách nước khỏi cơ thể bằng cách phơi khô, sấy khô.
c) Làm lạnh: hạ nhiệt độ để vi sinh vật không hoạt động được.
Muốn bảo quản sản phẩm tốt cần chú ý:
– Đảm bảo chất lượng: tươi, không bị bệnh.
– Đảm bảo yêu cầu kĩ thuật: nhiệt độ, độ ẩm, …
III. Chế biến
1. Mục đích:
Tăng giá trị sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
2. Các phương pháp chế biến
Phương pháp thủ công: nước mắm, mắm tôm, …
Phương pháp công nghiệp: đồ hộp.
Câu 1: Tôm, cá sau khi nuôi bao lâu thì có thể thu hoạch?
A. 4 – 6 tháng.
B. 6 – 8 tháng.
C. 3 – 7 tháng.
D. 2 – 4 tháng.
Đáp án: A. 4 – 6 tháng.
Giải thích : (Tôm, cá sau khi nuôi 4 – 6 tháng thì có thể thu hoạch – SGK trang 149)
Câu 2: Có mấy phương pháp thu hoạch tôm, cá?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án: A. 2
Giải thích : (Có 2 phương pháp thu hoạch tôm, cá là:
– Đánh tỉa thả bù
– Thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao – SGK trang 149)
Câu 3: Cá rô phi đạt chuẩn thực phẩm nặng:
A. 0,2 kg/con.
B. 0,1 kg/con.
C. 0,8 – 1,5 kg/con.
D. 0,03 – 0,075 kg/con.
Đáp án: B. 0,1 kg/con.
Giải thích : (Cá rô phi đạt chuẩn thực phẩm nặng: 0,1 kg/con – SGK trang 149)
Câu 4: Tôm sú, tôm càng xanh đạt chuẩn thực phẩm nặng:
A. 0,2 kg/con.
B. 0,1 kg/con.
C. 0,8 – 1,5 kg/con.
D. 0,03 – 0,075 kg/con.
Đáp án: D. 0,03 – 0,075 kg/con.
Giải thích : (Tôm sú, tôm càng xanh đạt chuẩn thực phẩm nặng: 0,03 – 0,075 kg/con – SGK trang 149)
Câu 5: Phương pháp đánh tỉa thả bù có những ưu điểm gì?
A. Cung cấp thực phẩm tươi sống thường xuyên.
B. Tăng năng suất cá nuôi.
C. Dễ cải tạo tu bổ ao.
D. Cả A và B đều đúng.
Đáp án: D. Cả A và B đều đúng.
Giải thích : (Phương pháp đánh tỉa thả bù có những ưu điểm gì?
– Cung cấp thực phẩm tươi sống thường xuyên.
– Tăng năng suất cá nuôi – SGK trang 149)
Câu 6: Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong áo là:
A. Cho sản phẩm tập trung.
B. Chi phí đánh bắt cao.
C. Năng suất bị hạn chế.
D. Khó cải tạo, tu bổ ao.
Đáp án: C. Năng suất bị hạn chế.
Giải thích : (Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong áo là: Năng suất bị hạn chế – SGK trang 149)
Câu 7: Mục đích của việc bảo quản sản phảm tôm, cá là:
A. Hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm.
B. Đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.
C. Đảm bảo mật độ nuôi.
D. Cả A và B đều đúng.
Đáp án: D. Cả A và B đều đúng.
Giải thích : (Mục đích của việc bảo quản sản phảm tôm, cá là:
– Hạn chế hao hụt về chất và lượng của sản phẩm.
– Đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu – SGK trang 149)
Câu 8: Cá để ở nhiệt độ từ 2 – 8 ⁰C có thể giữ được trong:
A. 5 – 7 ngày.
B. 3 ngày.
C. 4 – 5 ngày.
D. 10 ngày.
Đáp án: B. 3 ngày.
Giải thích : (Cá để ở nhiệt độ từ 2 – 8 ⁰C có thể giữ được trong 3 ngày – SGK trang 150)
Câu 9: Có mấy phương pháp bảo quản sản phẩm tôm, cá?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án: A. 3
Giải thích : (Có 3 phương pháp bảo quản sản phẩm tôm, cá gồm:
– Ướp muối
– Làm khô
– Làm lạnh – SGK trang 150)
Câu 10: Sản phẩm nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp công nghiệp?
A. Nước mắm.
B. Mắm tôm.
C. Cá hộp.
D. Tôm chua.
Đáp án: C. Cá hộp.
Giải thích : (Sản phẩm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp là: Cá hộp – SGK trang 151)