Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Hoạt động khởi động
(trang 17 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Ở nước ta có những sản phẩm cây trồng nào được xuất khẩu?
Trả lời:
– Ở nước ta có những sản phẩm cây trồng được xuất khẩu là: Cây lúa, cây cà phê, cây điều, cây hồ tiêu, cây thanh long, cây xoài, cây vải, cây chè…
(trang 17 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Tại sao những cây trồng có giá trị xuất khẩu ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển tại nhiều địa phương của nước ta?
Trả lời:
– Những cây trồng có giá trị xuất khẩu ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển tại nhiều địa phương của nước ta vì:
+ Đó là những loại cây mang lại năng suất cao và đem lại thu nhập cao. So với các loại cây khác, những cây trồng có giá trị xuất khẩu đem về nguồn thu nhập cao gấp nhiều lần, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
+ Những loài cây đấy được nhà nước ta quan tâm phát triển.
(trang 17 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Ở địa phương em trồng những loại cây trồng có giá trị xuất khẩu không? Nếu có hãy kể tên cây trồng đó?
Trả lời:
Ở địa phương em trồng những loại cây trồng có giá trị xuất khẩu như: cây lúa, cây nhãn.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1 (trang 17 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Lợi ích của việc trồng cây có giá trị xuất khẩu
(trang 18 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Kể tên những sản phẩm cây trồng được xuất khẩu nhiều ở nước ta?
Trả lời:
– Những sản phẩm cây trồng được xuất khẩu nhiều ở nước ta là: Gạo, hạt điều, sắn, hạt tiêu, chè, cao su…
(trang 18 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Phát triển những cây trồng có giá trị xuất khẩu đem lại những lợi ích gì?
Trả lời:
– Phát triển những cây trồng có giá trị xuất khẩu đem lại những lợi ích:
+ Đem lại nguồn thu ngoại tệ cho địa phương, đất nước
+ Góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, góp phần cải thiện đời sống của những người làm nghề trồng trọt.
2 (trang 18 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Một số cây trồng có giá trị xuất khẩu ở nước ta
-Trả lời câu hỏi:
(trang 21 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Nơi nào ở nước ta trồng và xuất khẩu được nhiều lúa gạo? Vì sao?
Trả lời:
– Ở nước ta trồng và xuất khẩu được nhiều lúa gạo là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó xuất khẩu gạo nhiều nhất ở các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang… Sở dĩ, đây là vùng xuất khẩu gạo lớn vì:
+ Có đồng bằng phù sa màu mỡ, là đồng bằng lớn nhất ở nước ta, được bồi đắp phù sa và mở rộng hằng năm.
+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa nước.
+ Có nhiều loại giống lúa tốt, đem lại năng suất và chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
+ Có khí hậu phù hợp.
(trang 21 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Địa phương em đã hoặc có thể trồng được loại cây nào có giá trị xuất khẩu? Kể tên một vài đặc điểm của cây trồng đó?
Trả lời:
– Địa phương em có thể trồng được cây lúa có giá trị xuất khẩu.
– Một vài đặc điểm của cây lúa:
+ Khi cây lúa trồng được khoảng 1 năm sẽ có chiều cao khoảng 1-1,8m, thậm chí có những cây cao hơn với các lá mỏng, hẹp khoảng 2- 2,5cm và dài 50-100cm.
+ Rễ của cây lúa thuộc loại rễ chùm, trong thời kỳ trổ bông rễ của cây lúa có thể dài tới 2-3km.
+ Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa sẽ khiến lá lúa có màu sắc khác nhau, khi lúa chín sẽ ngả sang màu vàng.
+ Hoa của cây lúa thuộc loại hoa nhỏ, màu trắng sữa, tụ thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, với chiều dài khoảng 35-50cm.
(trang 21 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Ghi vào bảng dưới đây những sản phẩm chính để xuất khẩu và vùng trồng nhiều những cây có giá trị xuất khẩu:
Tên cây trồng cho sản phẩm có giá trị xuất khẩu | Sản phẩm chính để xuất khẩu | Vùng trồng nhiều |
---|---|---|
Cây lúa | ||
Cây cà phê | ||
Cây chè | ||
Cây cao su |
Trả lời:
Tên cây trồng cho sản phẩm có giá trị xuất khẩu | Sản phẩm chính để xuất khẩu | Vùng trồng nhiều |
---|---|---|
Cây lúa | gạo | Đồng bằng sông Cửu Long |
Cây cà phê | hạt cà phê | Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông) |
Cây chè | chè | Trung du, miền núi Bắc Bộ và cao nguyên Nam Trung Bộ |
Cây cao su | mủ cao su | Đông Nam Bộ và Tây Nguyên |
C. Hoạt động luyện tập
1 (trang 21 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Đánh dấu X vào cột Đúng hoặc Không đúng cho phù hợp với câu hỏi sau:
Muốn trồng cây có giá trị xuất khẩu, cần phải làm gì?
Trả lời:
2 (trang 22 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Gia đình bác Lai ở Hải Dương có một vườn vải thiều đang cho thu hoạch nhưng bác có ý định chặt cây vải đi để trồng cây thanh long, mặc dù bác chưa hiểu rõ lắm về loại cây này. Lí do là trong vụ vải thiều vừa qua, việc tiêu thụ vải rất khó khăn, giá bán quá thấp. Trong khi đó, bác Lai nghe nói thanh long ruột đỏ vừa dễ trồng, cho năng suất cao, vừa bán được giá (40.000 – 50 .000 đồng/kg) và quả thanh long đã trở thành mặt hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Em có nhận xét gì về ý định của bác Lai? Theo em, bác Lai cần phải làm gì trước khi quyết định trồng thanh long ở địa phương mình?
Trả lời:
– Theo em, ý định của bác Lai là sai vì
+ Bác chưa tìm hiểu trong thời gian tiếp theo thanh long có bán được giá cao nữa hay không.
+ bác đã chưa tìm hiểu kĩ về loại cây thanh long mà bác đang muốn trồng thay vườn vải thiều trong vườn nhà mình có phù hợp với địa phương mình hay không.
– Theo em, bác Lai cần phải tìm hiểu thật kĩ về giống cây thanh long (khí hậu, nhiệt độ, nước, đất đai…) để đối chiếu với vườn nhà mình xem có đáp ứng được yêu cầu phát triển của cây thanh long hay không rồi mới quyết định trồng. Ban đầu, nếu thấy có thể đáp ứng yêu cầu trồng cây thanh long thì cũng chỉ trồng trên một diện tích nhỏ để thử nghiệm. Nếu cây thực sự phù hợp và mang lại hiệu quả thì nên trồng nhân rộng ra ở địa phương.
3 (trang 22 Công nghệ 7 VNEN tập 1), Nhà Hương ở một tỉnh miền núi phía Bắc. Hè vừa rồi, Hương được cha mẹ cho vào thăm gia đình bác Hai ở Gia Lai. Bác Hai đưa Hương đi thăm nhiều nơi, trong đó vườn hồ tiêu đang có thu hoạch của gia đình bác. Bác Hai nói: “Trong này, mấy năm nay, người dân chuyển sang trồng hồ tiêu nhiều vì loại cây trồng này có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Nhà bác có 1000 m2 đất, hiện đang trồng được 500 trụ hồ tiêu. Mỗi trụ cho khoảng 5kg hạt/năm, bán với giá 200 000 đồng/kg. Hương nghe nói vậy thích lắm và nghĩ sau chuyến đi chơi này về sẽ vận động cha mẹ trồng hồ tiêu thay cho việc trồng sắn ở quê mình.
Em hãy cho biết: Trước khi quyết định trồng hồ tiêu, gia đình bạn Hương cần tìm hiểu những thông tin gì?
Trả lời:
Gia đình Hương cần tìm hiểu về:
– Những điều kiện để sinh trưởng và triển của cây hồ tiêu như: nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, loại đất, địa hình
– Tìm hiểu về cách thức chăm sóc, kỹ thuật trồng trọt.
– Tìm hiểu như cầu của thị trường trong thời gian tới.
D. Hoạt động vận dụng
Tìm hiểu xem ở địa phương mình có loại cây nào có giá trị xuất khẩu hoặc cây đặc sản. Mô tả giá trị kinh tế, đặc điểm sinh vật học, lợi ích của loài cây trồng đó và nói lên mong muốn của em đối với việc trồng và phát triển loại cây này ở địa phương.
Trả lời:
– Tại địa phương em có cây lúa có giá trị xuất khẩu.
– Về giá trị kinh tế: là mặt hàng quan trọng của nước ta xuất khẩu ra các nước khác.
– Về đặc điểm sinh vật học:
+ Đặc điểm cây lúa sống phụ thuộc nhiều vào nước nên hay được mọi người gọi là cây lúa nước. Nếu không có nước thì cây lúa sẽ không thể sống nổi.
+ Chúng thuộc loại cay một ls mầm và có rễ chùm.
+ Thân cây lúa có chiều rộng từ 2 – 3 cm, chiều cao thường cao từ 60 – 80 cm. Và thường hay mọc thẳng, được nối với nhau thành nhiều đốt và thân cây sẽ rỗng, mềm. Người dân có thể dùng tay bóp nát hay bẻ cây một cách dễ dàng.
+ Lá lúa có hình dạng giống như lưỡi mác, dài từ 20 – 40 cm, các gân lá song song, rộng khoảng 1cm, có rễ chùm và rất ưa nước.
+ Rễ sẽ nằm ở dưới đất và có tác dụng hút dinh dưỡng để nuôi cơ thể.
+ Ngọn là nơi sẽ trổ bông lúa khi sinh trưởng và trở thành hạt lúa.
– Về lợi ích:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho mọi người.
+ Cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác.
+ Tạo ra nguồn thu kinh tế cho người dân.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Ngoài những cây trồng có giá trị xuất khẩu được trình bày trong bài học, nước ta còn có nhiều sản phẩm cây trồng khác có giá trị xuất khẩu như hạt điều, hồ tiêu chuối, thanh long, vải thiều. .. Em hãy tìm hiểu đặc điểm sinh vật học và yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của một loại cây trồng có giá trị xuất khẩu bằng cách đọc tài liệu hoặc tra cứu trên mạng internet với từ khoá là tên cây trồng định tìm hiểu hoặc “ Cây trồng có giá trị xuất khẩu ở Việt Nam ”. Sau đó, tìm hiểu các điều kiện về đất đai, thời tiết, khí hậu của địa phương để xác định xem loại cây trồng đó có thể trồng được ở địa phương em hay không và muốn gieo trồng đạt kết quả thì cần phải làm như thế nào, Ghi vào vở những thông tin em thu thập được để trình bày. Kết thúc cuộc trò chuyện Nhập tin nhắn…
Trả lời:
– Cây hồ tiêu:
+ Về nhiệt độ
• Cây tiêu có thể sinh trưởng phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 10 – 35oC, nhưng thích hợp nhất cho cây hồ tiêu từ 25 – 27oC.
• Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt tới quá trình sinh trưởng của cây tiêu.
• Khi nhiệt độ không khí > 40oC và < 10oC gây ảnh hưởng xấu tới đời sống cây tiêu.
• Nhiệt độ 6 – 10oC trong một thời gian ngắn cũng làm cho lá non bị nám, héo và lá trên cây bị rụng.
+ Về ánh sáng:
• Cây tiêu thích hợp với điều kiện ánh sáng tán xạ nhẹ.
• Giai đoạn cây hồ tiêu còn nhỏ cần phải được che mát.
• Khi cây tiêu đã lớn, phát triển xum xuê thì chúng tự che cho nhau.
+ Về lượng mưa và ẩm độ:
• Cây hồ tiêu yêu cầu lượng mưa trong năm từ 1500 – 2500mm và phân bố mưa tương đối điều hòa.
• Hồ tiêu yêu cầu một giai đoạn khô hạn tương đối ngắn vào sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa và ra hoa tập trung vào đầu mùa mưa năm sau.
• Cây hồ tiêu yêu cầu về độ ẩm không khí cao, từ 70 – 90%, nhất là thời kỳ ra hoa.
+ Về gió:
• Cây tiêu thích hợp với điều kiện gió nhẹ.
• Các loại gió nóng, gió lạnh, gió bão, gió lốc đều ảnh hưởng bất lợi cho cây tiêu.
• Khi trồng tiêu ở những vùng thường có gió lớn thì việc trồng hệ thống đai rừng chắn gió là hết sức cần thiết.
+ Về đất đai:
• Đất có tầng dầy trên 70cm.
• Mạch nước ngầm sâu trên 2m
• Đất dễ thoát nước, không bị úng ngập, dù chỉ úng ngập tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn là 24 giờ.
• Đất tơi xốp, giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình
• Độ pH từ 5 – 6.
+ Về địa hình: Cây tiêu thích hợp với điều kiện địa hình đất có độ dốc thoai thoải từ 5 – 100 vì thuận lợi cho việc thiết lập hệ thống thoát nước trong vườn tiêu.
Tại địa phương em vùng đồng bằng không có những đặc điểm phù hợp để trồng cây hồ tiêu.