Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Hoạt động khởi động
Trả lời câu hỏi (Trang 11 Công nghệ 7 VNEN).
Nêu những hiểu biết của em về giống cây trồng theo những câu hỏi gợi ý sau:
– Kể tên những giống cây trồng đã và đang được trồng ở địa phương em.
– Giống cây trồng có những vai trò gì đối với sản xuất nông nghiệp và con người?
Trả lời:
– Địa phương em đang trồng các giống cây trồng: lúa, sắn, ngô, khoai, vải thiều, xoài, thanh long, nhãn, …
– Vai trò của giống cấy trồng đối với sản xuất nông nghiệp là:
• Tăng năng suất cây trồng
• Tăng vụ trồng trọt trong năm
• Tăng chất lượng nông sản
• Thay đổi cơ cấu cây trồng
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Khái niệm, vai trò của giống cây trồng
a) Đọc thông tin
b) Trả lời câu hỏi (Trang 12 Công nghệ 7 VNEN)
Giống cây trồng là gì? Giống cây trồng có vai trò gì đối với sản xuất nông nghiệp?
Trả lời:
– Giống cây trồng là một nhóm thực vật cùng loài, do con người chọn tạo ra, có các đặc điểm di truyền đồng nhất và ổn định. Tất cả cá thể của cùng một giống đều có các đặc tính về hình thái và một số đặc tính nông sinh học khác (như chiều cao, thời gian sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh…) hầu như giống nhau và ổn định trong những điều kiện sinh thái và kĩ thuật sản xuất phù hợp.
– Vai trò của giống cây trồng là có tác dụng làm tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng.
2. Sản xuất giống cây trồng
a) Sản xuất giống cây trồng bằng hạt
– Đọc thông tin
Trả lời câu hỏi (Trang 13 Công nghệ 7 VNEN)
– Sử dụng những thông tin vừa đọc được, quan sát sơ đồ để trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên các bước trong quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt.
+ Sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường được áp dụng đối với những loại cây trồng nào? Ưu và nhược điểm của sản xuất giống cây trồng bằng hạt là gì?
Trả lời:
– Quy trình sản xuất giống cây trồng:
• Năm thứ 1: gieo hạt giống đã phục tráng và chọn cây có đặc tính tốt
• Năm thứ 2: Hạt của mỗi cây tốt gieo thành từng dòng, lấy hạt các dòng tốt nhất hợp lại thành giống siêu nguyên chủng.
• Năm thứ 3: từ giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng.
• Năm thứ 4: từ giống nguyên chủng nhân thành giống sản xuất đại trà.
– Sản xuất giống cây trồng bằng hạt thường được áp dụng đối với những loại cây trồng: Thường áp dụng cho các cây ngũ cốc, cây họ Đậu và một số loại cây lấy hạt khác.
– Ưu và nhược điểm của các sản xuất giống cây trồng bằng hạt:
• Ưu điểm: tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm, nhanh
• Nhược điểm: không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất thoát nhiều vì sâu kiến
b) Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính
Trả lời câu hỏi (Trang 14 Công nghệ 7 VNEN)
– Kể tên các phương pháp nhân giống vô tính. Nêu những đặc điểm và khác nhau của các phương pháp đó.
– Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường áp dụng đối với những loại cây trồng nào?
– Nêu tuần tự các bước trong quy trình giâm cành, ý nghĩa của từng bước.
Trả lời:
– Các phương pháp nhân giống vô tính :
• Giâm cành
• Chiết cành
• Ghép cành
– Giống nhau : Cả 3 đều dùng để nhân giống cây trồng
– Khác nhau :
• Giâm cành : Cắt một đoạn cánh bành tẻ
• Ghép cành : Dùng một bộ phận sinh dưỡng
• Chiết cành : Tách một đoạn vỏ của cây
– Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường áp dụng đối với những loại cây trồng : các loại cây ăn quả , cây hoa , cây cảnh
– Các bước trong quy trình giâm cành :
• Bước 1 : Chọn cành giâm
• Bước 2 : Cắt cành giâm
• Bước 3 : Xử lí cành giâm
• Bước 4 : Cắm cành giâm
• Bước 5 : Chăm sóc cành giâm
c) Sản xuất giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
Trả lời câu hỏi (Trang 14 Công nghệ 7 VNEN)
– Kể tên các bước trong quy trình sản xuất giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật.
– Nêu ý nghĩa của phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật
Trả lời:
– Các bước trong quy trình sản xuất giống cây trồng bằng nuôi cấy tế bào thực vật: Tác lấy mô ( gồm các tế bào sống) của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo ra nhiều mô sẹo( callus). Tách lấy mô sẹo rồi nuôi trong môi trường mới để tạo cây con hoàn chỉnh . Huấn luyện cây con trong vườn ươm trước khi đưa ra sản xuất.
– Ý nghĩa của phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào có thể nhanh chóng tạo ra một lượng lớn cây giống đồng đều , sạch bệnh phục vụ sản xuất.
3. Bảo quản hạt giống
a) Đọc thông tin
b) Sử dụng những thông tin vừa đọc, trả lời các câu hỏi sau (Trang 15 Công nghệ 7 VNEN)
– Hạt giống cần phải đạt những tiêu chuẩn gì?
– Nêu các điều kiện cần thiết để bảo quản hạt giống và ý nghĩa mỗi điều kiện đó.
– Trường hợp nào hạt giống cần phải được bảo quản trong kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động.
Trả lời:
– Hạt giống tốt cần đạt:
• Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương.
• Có năng suất cao
• Có chất lượng tốt
• Có năng suất cao và ổn định
• Chống, chịu được sâu, bệnh
– Hạt giống cần đảm bảo các điều kiện sau:
• Hạt giống phải chuẩn: khô, mầy, không lẫn tạp,tỉ lệ hạt lép thấp, k bị sâu bệnh
• Nơi bảo quản ( cất giữ) phải có nhiệt độ và độ ẩm k khí thấp, phải kín để tránh chim, chuột, côn trùng phá hoại
• Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt để có biện pháp sử lí kịp thời
– Trong trường hợp bảo quản lâu dài, hạt giống cần đc bảo quản trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động
D. Hoạt động vận dụng
1 (Trang 16 Công nghệ 7 VNEN). Chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về cách bảo quản giống cây và vai trò của giống cây trồng đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống con người.
Trả lời:
Vai trò của giống cấy trồng đối với sản xuất nông nghiệp là:
– Tăng năng suất cây trồng
– Tăng vụ trồng trọt trong năm
– Tăng chất lượng nông sản
– Thay đổi cơ cấu cây trồng
Các điều kiện để bảo quản hạt giống tốt:
– Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mầy, không lẫn tạp chất, tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh, …
– Nơi cất giữ (bảo quản) phải đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, phải kín để chim, chuột, côn trùng không được xâm nhập.
– Trong quá trình bảo quản thường xuyên kiểm tra nhiệt, độ ẩm, sâu mọt, để có biện pháp xử lí kịp thời.
– Có thể bảo quản hạt giống trong chum, vại hoặc trong bao, túi kín. Khi bảo quản lượng lớn hạt giống người ta đựng hạt giống trong bao, túi kín và bảo quản trong các kho cao ráo, sạch sẽ.
– Hạt giống cũng có thể được bảo quản trong các kho lạnh có các thiết bị điều khiển tự động.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Trả lời câu hỏi (Trang 16 Công nghệ 7 VNEN)
– Tìm hiểu quy trình ghép cành và chiết cành đối với một số loại cây trồng phổ biến ở gia đình và địa phương em.
– Tìm hiểu thêm về phương pháp nhân giống một số cây trồng mới.
Trả lời:
Quy trình ghép cành:
• Bước 1: Chọn và cắt cành ghép
• Bước 2: Chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép Chọn vị trí ghép trên thân gốc ghép, cách mặt đất 10-15cm. Cắt các cành phụ, gai ở gốc ghép và ngọn gốc ghép. Cắt vát gốc ghép tương tự như ở cành ghép.
• Bước 3: Ghép đoạn cành Đặt cành ghép lên gốc ghép sao cho chồng khít lên nhau. Buộc dây ni lông cố định vết ghép. Chụp kín vết ghép và đầu cành ghép bằng túi PE trong.
• Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép Sau khi ghép từ 30 – 35 ngày, mở dây buộc kiểm tra, nếu thấy vết ghép liền nhau và đoạn cành ghép xanh tươi là được.
Quy trình Chiết cành
• Bước 1: Khoanh vỏ:
o Dùng dao sắc khoanh tròn cành chiết ở hai đầu cách nhau từ 3-5 cm, cách gốc cành 10-15 cm, sau đó dùng mũi dao bóc vỏ vùng đã khoanh. …
• Bước 2: Chuẩn bị đất bó bầu:
o Dùng đất vườn hoặc đất bùn ao phơi khô, đập nhỏ rồi trộn lẫn với phân chuồng hoai mục, trấu bổi hay rơm rác mục, rễ bèo tây…
o Hỗn hợp theo tỷ lệ 2/3 đất còn 1/3 là những nguyên liệu kể trên và được làm ẩm đến 70% độ ẩm bão hoà (đất có thể vê thành “con giun”, nhưng nắm chặt nước không chảy ra tay).
o Một bầu chiết đường kính từ 6-8 cm, trọng lượng 150 – 300 g, chiều cao bầu đất 10-12 cm. Không nên làm bầu quá to, cây không cung cấp đủ nước cho đất, đất phía ngoài bị khô cứng, chặt bí cây khó ra rễ.
• Bước 3 Chiết cành:
o Chọn ngày có thời tiết tốt (trời nắng), dùng dao sắc cắt khoanh vỏ không nên cắt vào phần gỗ, nên bố trí cắt vỏ buổi sáng, tuỳ theo từng giống cây khác nhau mà thời gian bó bầu cũng khác nhau.
• Bước 4 Cắt cành chiết: Sau khi chiết từ 45-60 ngày, tùy theo mùa vụ và giống cây ăn quả khác nhau, quan sát thấy rễ mọc ra. Khi rễ đã chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh thì có thể cưa cành chiết giâm vào vườn ươm.
• Bước 5 Hạ bầu chiết: Trước khi hạ bầu chiết cần cắt bớt những lá già, lá bị sâu và một phần lá non. Mật độ giâm cành chiết 20×20 cm, hoặc 30 x 30 cm.
o Không nên giâm cành chiết quá dầy, rễ và mầm cành phát triển kém, khi bứng đi trồng khó khăn. Trước khi hạ bầu, xé bỏ giấy nilon, dùng đất màu lấp cách cổ bầu 3-5 cm, tưới đẫm nước, nên che bớt 50% ánh sáng tự nhiên, hàng ngày tưới 2 lần như trên. Sau 5-10 ngày chuyển sang chế độ 1-2 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm đất. Có thể ra ngôi cành chiết trong túi nilon hay sọt tre và chăm sóc như với cây giâm cành
o Sau khi hạ bầu 15 – 20 ngày, bỏ bớt mái che để cây quen dần với ánh sáng tự nhiên. Đến ngày thứ 30 bắt đầu tưới nước phân đã ngâm kỹ và chăm sóc như cây con. Sau giâm cành chiết từ 45-60 ngày có thể đánh cây đi trồng.
– Ở địa phương em đã tiến hành nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp : Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép, chiết cành,.. với loại cây cao su, nhản, mận, bưởi,…