Công nghệ 7 VNEN Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Hoạt động khởi động

Trả lời câu hỏi (Trang 79 Công nghệ 7 VNEN)

– Em đã từng chăm sóc hoặc chứng kiến một con vật bị bệnh chưa? Hãy mô tả những đặc điểm khác thường của con vật bị bệnh mà em đã quan sát được.

– Kể tên những bệnh mà vật nuôi thường mắc trong thời gian gần đây. Khi vật nuôi bị bệnh, cần phải làm gì?

– Theo em, những nguyên nhân nào làm cho vật nuôi bị bệnh?

– Để phòng bệnh cho vật nuôi, cần làm những việc gì?

Trả lời:

– Mèo nhà em bị bệnh và em đã chăm sóc nó. Khi bị bệnh nó có thường ngủ nhiều hơn, bỏ bữa, nôn mửa…

– Gần đây các vật nuôi thường mắc bệnh: tả lợn Châu Phi, cúm A-H5N1, lở mồm long móng. Khi vật nuôi bị bệnh, cần cách li, gọi đến cán bộ thú y xử lý.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh của vật nuôi

a) Đọc thông tin

b) Trả lời câu hỏi (Trang 80 Công nghệ 7 VNEN)

– Những yếu tố nào gây tác động bất lợi, làm cho vật nuôi dễ bị mắc bệnh?

– Vật nuôi có thể bị các loại mầm bệnh nào xâm nhập và gây bệnh?

– Sức đề kháng có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng mắc bệnh của cơ thể?

– Quan sát hình 1 và ghép mỗi hình với nội dung cho phù hợp trong bảng dưới hình:

Trả lời:

– Những yếu tố gây tác động bất lợi làm cho vật nuôi dễ bị mắc bệnh:

   • Thời tiết quá nóng, quá lạnh, hoặc thay đổi đột ngột

   • Vận chuyển đường dàu, thay đổi chuồng trại hoặc môi trường ô nhiễm

   • Do nhốt quá chật trội hay nhốt chung nhiều loại vật nuôi khác

– Vật nuôi có thể bị các loại mằm bệnh nào xâm nhập gây bệnh như:

   • Kí sinh trùng

      o Kí sinh bên ngoài cơ thể như ve, ghẻ,mạt,mò

      o Kí sinh bên trong cơ thể như các loại giun, sán,…

   • Vi sinh vật: gồm các loại vi khuẩn, virut, nấm có hại,…

– Sức đề kháng có ảnh hưởng lớn đến khả năng mắc bệnh của cơ thể. Hệ thống miễn dịch của cơ thể có khả năng tiêu diệt hoặc ngăn cản các mần bệnh bảo vệ cơ thể. Khi cơ thể yếu, sức đề kháng yếu đi, mầm bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập, phát triển và gây bệnh.

– Ghép hình với bảng như sau:

STT Nội dung Hình
1 Ăn thức ăn ở bãi rác, không đảm bảo vệ sinh G
2 Nhốt quá chật chội D
3 Điều kiện vận chuyển không đảm bảo C
4 Dinh dưỡng kém, vật nuôi gầy yếu B
5 Nhốt chung nhiều loại gia súc, gia cầm, dễ truyền bệnh cho nhau A
6 Thời tiết khắc nghiệt, mưa tuyết nhưng không có phương tiện chống rét E

2. Phát hiện và xử lí khi nghi ngờ vật nuôi bị bệnh

a) Đọc thông tin

b) Thực hiện các nhiệm vụ sau (Trang 81 Công nghệ 7 VNEN).

– Cần làm gì khi sớm phát hiện vật nuôi bị bệnh? Khi bị bệnh, vật nuôi thường có những biểu hiện gì?

– Điền Đ (đúng) hay S (sai) vào bảng sau để thể hiện quan điểm của em về những việc làm khi có vật nuôi bị bệnh:

Trả lời:

– Khi sớm phát hiện vật nuôi bị bệnh:

   • Thường xuyên kiểm tra sớm phát hiện vật nuôi bị bệnh để kịp thời xử lí để bệnh không tiến triển nặng hoặc lây lan gây hậu quả nặng nề

– Biểu hiện của vật nuôi khi bị bệnh:

   • Bỏ ăn, kém ăn

   • Ủ rũ, nằm một chỗ, lười vận động

   • Lông xù, ho, khó thở, hoặc thở khò khè, bị tiêu chảy

   • Xuất huyết hoặc tím tái da và niêm mạc

– Điền vào bảng:

STT Những việc làm khi có vật nuôi bệnh Đúng/Sai
1 Nhốt cách li vật nuôi ốm để theo dõi Đ
2 Bán chạy những con khoẻ, mổ thịt những con ốm S
3 Báo cho cán bộ thú y đến kiểm tra Đ
4 Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại và chăn nuôi Đ
5 Vứt xác vật nuôi xuống ao, mương hay chỗ vắng mngười S
6 Mang vật nuôi sang làng bên gửi để tránh dịch S

3. Phòng bệnh cho vật nuôi bằng vacxin

a) Đọc thông tin

b) Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 (Trang 83 Công nghệ 7 VNEN). Ghép nội dung ở cột 1 với nội dung ở cột 2 trong bảng dưới đây cho phù hợp.

Cột 1 Cột 2
1. Vacxin vô hoạt A. được chế từ mầm bệnh đã bị làm yếu đi, không gây được bệnh nhưng vẫn còn sống.
2. Vacxin B. giữ ở nơi có nhiệt độ đúng theo chỉ dẫn trên nhân thuốc. Không để vacxin ở chỗ nóng và dưới ánh sáng mặt trời.
3. Bảo quản vacxin C. được chế từ mầm bệnh bị giết chết. Vacxin này hiệu lực yếu và thời gian tác dụng ngắn.
4. Vacxin nhược độc D. là các chế phẩm sinh học được chế từ mầm bệnh (vi khuẩn, virus gây bệnh) được đưa vào cơ thể để phòng chính loại bệnh đó.

Trả lời:

– Ta ghép như sau: 1 – C, 2 – D, 3 – B, 4 – A

Câu 2 (Trang 83 Công nghệ 7 VNEN). Tìm những điểm khác biệt giữa vacxin vô hoạt và vacxin nhược độc, điền vào vị trí thích hợp theo mẫu sau:

Trả lời:

Đặc điểm Vacxin vô hoạt Vacxin nhược độ
Cách xử lí mầm bệnh Cho vật nuôi tiêm, chủng, uống với lượng vừa đủ theo hướng dẫn Cho vật nuôi tiêm, chủng, uống với lượng ít, cần đảm bảo điều kiện nhiệt độ
Độ an toàn Cao Thấp
Hiệu lực Không cao Cao nhưng dễ gây bệnh trở lại
Thời gian miễn dịch Ngắn Lâu dài

Câu 3 (Trang 83 Công nghệ 7 VNEN). Vacxin có tác dụng gì khi đưa vào cơ thể?

Trả lời:

– Tác dụng vacxin: Kích thích cơ thể sinh ra kháng thể chống lại chính mầm bệnh dùng để chế vacxin. Khi có mầm bệnh xâm nhập, sẽ bị kháng thể tiêu diệt, cơ thể được bảo vệ không mắc bệnh

Câu 4 (Trang 83 Công nghệ 7 VNEN). Khi sử dụng và bảo quản vacxin, cần lưu ý những gì?

Trả lời:

– Cần lưu ý:

   • Không để vacxin ở chỗ nóng và dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp

   • Chất lượng và hiệu lực của vacxin phụ thuộc vào điều kiện bảo quản, vì vậy cần phải bảo quản vacxin theo đúng quy định

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1 (Trang 84 Công nghệ 7 VNEN). Nhà bạn Bình nuôi được đàn gà vườn rất đẹp. Mấy hôm nay, thấy trong xóm lác đác có hiện tượng gà bị chết dịch. Tối qua, mẹ Bình lo lắng đã mời thú y về tiêm phòng cho đàn gà. Theo em, khi nào đàn gà nhà bạn Bình sẽ có khả năng miễn dịch (Chọn câu trả lời đúng nhất)

A. Ngay sau khi tiêm

B. Sau khi tiêm 5 – 7 ngày.

C. Sau khi tiềm 2 – 3 tuần.

D. Sau khi tiêm 1 tháng.

Trả lời:

– Chọn C.

Câu 2 (Trang 84 Công nghệ 7 VNEN). Hãy tập phát hiện vật nuôi bị bệnh:

Quan sát hình 2, điền tên hình mô tả vật nuôi có biểu hiện bị bệnh vào cột “Tên hình” trong bảng dưới hình cho phù hợp:

Trả lời:

Biểu hiện ở vật nuôi Tên hình
1. Bỏ ăn hoặc kém ăn, nằm ủ rũ C
2. Đứng cù rù một chỗ, lười đi lại, lười vận động D, E
3. Lông xù, ho, khó thở hoặc thở khò khè, ỉa chảy G
4. Xuất huyết hoặc tím tái da và niêm mạc B
5. Trong đàn vật nuôi, nhiều con ủ rũ và một số con chết. A

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. (Trang 85 Công nghệ 7 VNEN). Tìm hiểu xem trên thị trường đị phương em có vacxin phòng những bệnh gì cho vật nuôi. Chúng là vacxin vô hoạt hay nhược độc? Cách sử dụng như thế nào? Để tiêm hay để uống) sử dụng cho vật nuôi độ tuổi nào? Điều kiện bảo quản ra sao? Ghi lại để chia sẻ và cùng gia đình áp dụng khi cần thiết

Trả lời:

– Các loại vacxin ở địa phương em như: vacxin Newcatle, Gumboro, vacxin Cúm, viêm khí quản truyền nhiễm.

– Cách sử dụng thường là để tiêm:

   • Dụng cụ tiêm phòng (bơm kim tiêm) phải đảm bảo tiệt trùng. Biện pháp tốt nhất là luộc sôi để nguội trước khi sử dụng

   • Không dùng cồn để sát trùng bơm kim tiêm khi tiêm vacxin.

   • Dùng vacxin đủ liều, đúng đường tiêm, đúng vị trí, đủ độ sâu và đúng lịch theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; vị trí tiêm phải được sát trùng; lắc kỹ lọ vacxin trước khi sử dụng; vacxin đã pha hoặc đã cắm kim tiêm, nên dùng càng sớm càng tốt, nếu thừa phải hủy, không được dùng cho ngày hôm sau; không vứt bừa bãi chai lọ, kim tiêm; sau khi sử dụng vác xin, cần theo dõi vật nuôi để kịp thời can thiệp các trường hợp phản ứng hoặc gia súc gia cầm có thể bị sốc phản vệ; khi đi mua vacxin nên mua ở những nơi có đủ điều kiện, được phép bán vacxin, tốt nhất mua tại các cửa hàng được Trạm Thú y huyện cấp phép để đảm bảo chất lượng và được tư vấn kỹ thuật về cách sử dụng các loại vacxin.

– Tiêm vacxin cho động vật khi động vật ở trạng thái khoẻ mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và mãn tính khác, để tạo được trạng thái đáp ứng miễn dịch tốt.

– Bảo quản vacxin:

   • Điều kiện thích hợp nhất đối với các loại vacxin Virut là ở nhiệt độ từ 2 – 8°C, các loại vacxin vi khuẩn từ 5 – 15oC và một điều quan trong nữa là các loại vacxin phải bảo quản trong điều kiện mát, tránh ánh nắng mặt trời. Cần chú ý đây là một điều kiện cực kỳ quan trọng vì trong thực tế, nhiều người đi mua vác xin dùng túi nilông (loại túi sáng màu) có đựng đá bên trong nhưng rất tiếc khi đi đường lại để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào túi đựng vacxin, như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu lực của vacxin.

2. (Trang 85 Công nghệ 7 VNEN) Quan tâm đến các điều kiện vệ sinh môi trường chăn nuôi ở gia đình và địa phương. Tìm hiểu thêm trên báo chí và internet về những loại dịch bệnh có thể xảy ra theo mùa vụ, sự thay đổi thời tiết, …và biện pháp phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi ở địa phương em. Học hỏi và chia sẻ với gia đình để vận dụng

Trả lời:

– Mùa đông với đặc trưng là nền nhiệt độ thấp, dao động nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn, độ ẩm không khí giảm, trời khô hanh khiến sức khỏe của heo bị suy giảm do phải tiêu hao nhiều năng lượng cho việc chống lạnh. Mặt khác, trong khi da khô, niêm mạc dễ bị tổn thương, mầm bệnh dễ xâm nhập và đồng thời Mùa đông cũng là mùa có thời tiết thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loại mầm bệnh trong môi trường như Cúm, Tụ huyết trùng, Dịch tả, Lỡ Mồm Long Móng, P.E.D… luôn đe dọa bùng phát thành dịch gây thiệt hại đến sức khỏe và sự sống của các đàn heo.

– Do vậy, người chăn nuôi cần luôn chủ động để có những biện pháp bảo vệ đàn heo của mình, cần kiểm soát hàng ngày với 6 chữ vàng về môi trường – chuồng trại cho heo:

      KHÔ – THOÁNG – MÁT (với heo nái + heo thịt >40kg).

      KHÔ – THOÁNG – ẤM (với heo choai, heo con, nhất là heo con theo mẹ).

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 920

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống