Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Môi trường truyền âm
– Âm thanh có thể truyền qua môi trường chất rắn, chất lỏng và chất khí.
– Các môi trường chất rắn, chất lỏng và chất khí được gọi là môi trường truyền âm.
– Âm thanh không thể truyền qua được trong chân không.
– Khi âm truyền trong môi trường thì âm bị hấp thụ dần nên càng xa nguồn âm thì âm càng nhỏ dần rồi tắt hẳn.
Lưu ý: Muốn âm truyền từ nguồn âm đến tai phải có môi trường truyền âm như chất rắn, chất lỏng và chất khí.
2. Vận tốc truyền âm
– Trong các môi trường khác nhau thì vận tốc truyền âm là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
– Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
– Ở 200C, vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s; trong nước là 1500 m/s; trong thép là 6100 m/s.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Tính vận tốc, quãng đường và thời gian truyền âm
Dựa vào công thức tính vận tốc truyền âm trong các môi trường:
Trong đó: v là vận tốc truyền âm (m/s)
s là quãng đường truyền âm (m)
t là thời gian truyền âm (s)
2. Xác định âm truyền trong môi trường nào
Để xác định âm truyền trong môi trường nào ta thực hiện như sau:
– Tính vận tốc truyền âm.
– Dựa vào vận tốc truyền âm trong các môi trường:
vkhông khí = 340 m/s; vnước = 1500 m/s; vthép = 6100 m/s…
Từ đó suy ra được âm truyền trong môi trường nào.