Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Cường độ dòng điện
– Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
– Cường độ dòng điện kí hiệu bằng chữ I.
– Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là A.
– Đối với cường độ dòng điện có giá trị nhỏ, người ta dùng đơn vị miliampe, kí hiệu là mA.
1 A = 1000 mA 1 mA = 0,001 A
2. Dụng cụ đo cường độ dòng điện
– Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là Ampe kế.
– Cách nhận biết ampe kế:
+ Nếu trên mặt ampe kế có ghi chữ A thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị A (hình 2.1).
+ Nếu trên mặt ampe kế ghi chữ mA thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị mA (hình 2.2).
– Kí hiệu vẽ Ampe kế là:
3. Đo cường độ dòng điện
Khi sử dụng ampe kế cần lưu ý:
– Chọn ampe kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp với giá trị cần đo.
– Mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ dòng điện sao cho dòng điện đi vào chốt dương (+) và đi ra chốt (-) của ampe kế (tức là chốt (+) của ampe kế mắc về phía cực dương của nguồn điện còn chốt (-) của ampe kế mắc về phía cực âm của nguồn điện).
– Số chỉ của ampe kế mắc trong một mạch điện chính là giá trị của cường độ dòng điện trong mạch đó.
– Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của ampe kế
– Giới hạn đo là số chỉ lớn nhất ghi trên mặt ampe kế.
– Độ chia nhỏ nhất là khoảng cách giữa hai vạch gần nhau nhất trên mặt ampe kế.
Ví dụ: Cho một ampe kế như hình vẽ
2. Cách chọn ampe kế phù hợp
– Phải chọn ampe kế có giới hạn đo lớn hơn giá trị cần đo.
– Nếu có giới hạn đo phù hợp thì ta nên chọn ampe kế nào có độ chia nhỏ nhất nhỏ hơn thì kết quả đo được chính xác hơn.