Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. HỌC THEO SGK
I – GƯƠNG PHẲNG
Câu C1 trang 16 VBT Vật Lí 7: Một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng:
Mặt kính cửa sổ, mặt nước, mặt tường lát gạch men phẳng bóng.
II – ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG.
Câu C2 trang 16 VBT Vật Lí 7: Tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng với tia tới và pháp tuyến IN của mặt gương tại điểm tới I.
+ Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
Câu C3 trang 16 VBT Vật Lí 7: Vẽ tia phản xạ IR (hình 4.1)
Lời giải:
Trong mặt phẳng tới:
– Ta dùng thước đo góc để đo góc tới ∠SIN = i
– Từ đó vẽ tia IR khác phía với tia tới SI bờ là pháp tuyến IN sao cho ∠RIN = i’ = ∠SIN = i
Vậy tia IR là tia phản xạ cần vẽ.
III – VẬN DỤNG
Câu C4 trang 16 VBT Vật Lí 7: Trên hình 4.2 vẽ một tia tới SI chiếu lên một gương phẳng M.
a) Vẽ tia phản xạ (hình 4.2)
b)* Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải đặt gương như thế nào? Vẽ hình.
Lời giải:
a) Tia phản xạ được vẽ như hình 4.2a
Cách vẽ:
+ Trong mặt phẳng tới chứa tia SI và gương phẳng M, ta dựng pháp tuyến IN vuông góc với gương M tại điểm tới I.
+ Dựng tia phản xạ IR bằng thước đo góc, sao cho ∠RIN = i’ = ∠SIN = i
b) Vị trí đặt gương như hình 4.3.
Cách vẽ:
Vì tia phản xạ IR phải có hướng thẳng đứng từ dưới lên theo yêu cầu bài toán nên: + Đầu tiên ta vẽ tia tới SI và tia phản xạ IR như đề bài đã cho.
+ Pháp tuyến IN luôn là tia phân giác của ∠SIR , do đó tiếp theo ta vẽ tia phân giác của góc ∠SIR .
+ Đường phân giác IN này luôn vuông góc với gương tại điểm tới. Nên ta xác định được vị trí của mặt gương bằng cách quay gương sao cho mặt gương vuông góc với IN. Đây là vị trí gương cần xác định.
Ghi nhớ:
Định luật phản xạ ánh sáng
– Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
– Góc phản xạ bằng góc tới.
B. GIẢI BÀI TẬP
1. Bài tập trong SBT
Câu 4.1 trang 17 VBT Vật Lí 7: Trên hình 4.4 vẽ một tia sáng SI chiếu lên một gương phẳng. Góc tạo bởi tia SI với mặt gương bằng 30°. Hãy vẽ tiếp tia phản xạ và tính góc phản xạ.
Lời giải:
+ Vẽ pháp tuyến IN vuông góc với gương phẳng.
+ Vẽ tia phản xạ IR nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và pháp tuyến tại điểm tới, sao cho góc tới i bằng góc phản xạ i’: i = i’.
+ Xem hình vẽ 4.4a
+ Vì SI hợp với mặt gương góc 30° nên góc tới i = 90 – 30 = 60°.
Suy ra: góc phản xạ i’ = i = 60°.
Câu 4.3 trang 17 VBT Vật Lí 7: Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng (hình 4.5)
a) Vẽ tia phản xạ
b) Vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang từ trái sang phải (hình 4.6).
Lời giải:
a) Vẽ tia phản xạ:
Trong mặt phẳng tới:
– Dựng pháp tuyến IN tại điểm tới I
– Ta dùng thước đo góc để đo góc tới ∠SIN = i
– Từ đó vẽ tia IR khác phía với tia tới SI bờ là pháp tuyến IN sao cho ∠RIN = i’ = ∠SIN = i
Vậy tia IR là tia phản xạ cần vẽ.
b) Vị trí đặt gương như hình 4.6.
Cách vẽ:
Vì tia phản xạ IR phải có hướng nằm ngang chiều từ trái sang phải theo yêu cầu bài toán nên:
+ Đầu tiên ta vẽ tia phản xạ IR như đề bài đã cho.
+ Pháp tuyến IN luôn là tia phân giác của ∠SIR , do đó tiếp theo ta vẽ tia phân giác của góc ∠SIR .
+ Đường phân giác IN này luôn vuông góc với gương tại điểm tới I. Nên ta xác định được vị trí của mặt gương bằng cách quay gương sao cho mặt gương vuông góc với IN. Đây là vị trí gương cần xác định.
B – Giải bài tập
2. Bài tập bổ sung
Câu 4a trang 18 VBT Vật Lí 7: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với mặt gương một góc 60°. Trong các giá trị sau đây giá trị nào ứng với góc tới ?
A. 20° B. 30° C. 60° D. 40°
Lời giải:
Đáp án: B
Tia phản xạ tạo với mặt gương một góc 60° nên góc phản xạ là: 90° – 60° = 30°
Mà góc phản xạ và góc tới bằng nhau nên giá trị của góc tới là: 30°
B – Giải bài tập
2. Bài tập bổ sung
Câu 4b trang 18 VBT Vật Lí 7: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng người ta thu được một tia phản xạ IR (hình 4.7).
a) Vẽ tia tới.
b) Vẽ một vị trí đặt gương để ứng với tia tới đó ta sẽ thu được tia phản xạ theo phương thẳng đứng từ dưới lên (hình 4.8).
Lời giải:
a) Vẽ tia tới:
Trong mặt phẳng tới:
– Dựng pháp tuyến IN tại điểm tới I
– Ta dùng thước đo góc để đo góc phản xạ ∠RIN = i’
– Từ đó vẽ tia SI khác phía với tia phản xạ IR bờ là pháp tuyến IN sao cho ∠RIN = i’ = ∠SIN = i
Vậy tia SI là tia tới cần vẽ.
b)
Cách vẽ:
Vì tia phản xạ IR phải có hướng thẳng đứng chiều từ dưới lên theo yêu cầu bài toán nên:
+ Đầu tiên ta vẽ tia phản xạ IR như đề bài đã cho.
+ Pháp tuyến IN luôn là tia phân giác của ∠SIR , do đó tiếp theo ta vẽ tia phân giác của góc ∠SIR
+ Đường phân giác IN này luôn vuông góc với gương tại điểm tới I. Nên ta xác định được vị trí của mặt gương bằng cách quay gương sao cho mặt gương vuông góc với IN. Đây là vị trí gương cần xác định.
Để học tốt Vật Lí lớp 7, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Vật Lí 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải vbt Vật Lí 7 tương ứng.
A – Học theo SGK
B – Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
2. Bài tập tương tự
Để học tốt Vật Lí lớp 7, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Vật Lí 7 Bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải vbt Vật Lí 7 tương ứng.
Để học tốt Vật Lí lớp 7, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Vật Lí 7 Bài 7: Gương cầu lồi. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải vbt Vật Lí 7 tương ứng.
A – Học theo SGK
B – Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
2. Bài tập tương tự
Để học tốt Vật Lí lớp 7, dưới đây liệt kê các bài giải bài tập Vở bài tập Vật Lí 7 Bài 8: Gương cầu lõm. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để theo dõi bài giải vbt Vật Lí 7 tương ứng.
A – Học theo SGK
B – Giải bài tập
1. Bài tập trong SBT
2. Bài tập tương tự