Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Soạn bài Từ ghép (cực ngắn)
Từ ghép | |||
---|---|---|---|
Từ ghép chính phụ | Từ ghép đẳng lập | ||
Khái niệm Có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính, tiếng chính đứng trước tiếng phụ |
Ý nghĩa Có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ có nghĩa hẹp hơn tiếng chính |
Khái niệm Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp |
Ý nghĩa Có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên |
I. Các loại từ ghép
1. Các từ ghép:
Từ ghép | Tiếng chính | Tiếng phụ |
---|---|---|
Bà ngoại | bà | ngoại |
Thơm phức | thơm | phức |
→ Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính
2. Các tiếng trong hai từ ghép “quần áo” và “trầm bổng” không phân ra tiếng chính, tiếng phụ vì nghĩa của các tiếng tương đương nhau về mặt nghĩa.
II. Nghĩa của từ ghép
1. So sánh:
– Nghĩa của từ “bà ngoại” hẹp hơn nghĩa của từ “bà”.
+ Bà ngoại: chỉ người sinh ra mẹ.
+ Bà: chỉ người sinh ra cha mẹ.
– Nghĩa của từ “thơm phức”rộng hơn nghĩa của từ “thơm”
+ thơm phức: mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn.
+ thơm: có mùi như hương hoa dễ chịu, làm cho thích ngửi.
2. So sánh:
– Nghĩa của từ “quần áo” rộng hơn nghĩa của các tiếng “quần”, “áo”
– Nghĩa của từ “trầm bổng” rộng hơn nghĩa của các tiếng “trầm”, “bổng”
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Từ ghép chính phụ | Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ |
---|---|
Từ ghép đẳng lập | Suy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới |
Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
– Bút bi – Ăn kiêng
– Thước đo độ – Trắng tinh
– Mưa rào – Vui tai
– Làm nhà – Nhát chết
Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Núi : núi rừng , núi sông | Mặt: mặt mày, mặt mũi |
Ham: ham mê, ham thích | Học: học hành, học hỏi |
Xinh: xinh tươi, xinh đẹp | Tươi: tươi đẹp, tươi tốt |
Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
– Có thể nói “một cuốn sách”, “một cuốn vở” vì sách và vở là danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể có thể đếm được.
– Còn “sách vở” là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cho cả loại nên không thể nói: “Một cuốn sách vở.”
Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
a. Không thể gọi mọi thứ là hoa hồng vì hoa hồng là tên một loại hoa để phân biệt với các loại hoa khác, đây không phải từ gọi lên dựa theo màu sắc
b. Nam nói đúng vì áo dài là tên một loại áo, không phải chỉ cái áo may bị dài quá
c. Cà chua là tên gọi một loại quả dù nó ngọt, chua, chát. Vì thế có thể nói “quả cà chua này ngọt quá”
d. Không phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng. Cá vàng tên gọi một loại cá làm cảnh.
Câu 6 (trang 15 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
– Mát tay: chỉ những người có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi, dễ đạt được kết quả tốt như mong đợi.
+ Mát: trái nghĩa với nóng, chỉ cảm giác về nhiệt độ.
+ Tay: chỉ bộ phận của cơ thể người.
– Nóng lòng: chỉ trạng thái, tâm trạng của con người rất mong muốn được biết hay được làm một việc gì đó.
+ Nóng: trái nghĩa với lanh, mát .
+ Lòng: bộ phận trong cơ thể con người.
– Gang thép: chỉ phẩm chất cứng rắn của con người.
Còn gang, thép là hai danh từ chỉ vật
B. Kiến thức cơ bản
1. Các loại từ ghép
Từ ghép có hai loại chính: từ ghép chính phụ và đẳng lập
+ Từ ghép chính phụ: tiếng chính, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
VD: bà ngoại, bà nội, bút bi, xe máy, ….
+ Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó
VD: quần áo, giày dép, mặt mũi, …
2. Nghĩa của từ ghép
+ Từ ghép chính phụ: Có tính phân nghĩa (nghĩa từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính)
VD: từ bà ngoại (tiếng bà là tiếng chính, tiếng ngoại là tiếng phụ) có nghĩa hẹp hơn từ bà
+ Từ ghép đẳng lập: Có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
VD: từ quần áo (tiếng quần và áo đẳng lập với nhau về nghĩa) có nghĩa khái quát hơn nghĩa của tiếng quần/ áo