Bài 3

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản (cực ngắn)

I. Hệ thống kiến thức

Các bước tạo lập văn bản: Định hướng chính xác đối tượng -> Tìm ý và sắp xếp các ý -> Diễn đạt các ý -> Kiếm tra và sửa chữa

II. Các bước tạo lập văn bản

1. Có nhu cầu tạo lập văn bản khi: trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc. Điều thôi thúc người ta viết thư và để trao đổi thông tin.

2. Để tạo lập một văn bản, như viết thư cần xác định: Viết ai cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào?

3. Sau khi xác định được 4 vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý theo trình tự logic sao cho rõ ràng, mạch lạc.

4. Chỉ có ý và dàn ý chưa thể thành một văn bản.

Để viết thành văn, cần đạt các yêu cầu: Viết đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát với bố cục, có tính liên kết, có mạch lạc, lời văn trong sáng.

5. Các tiêu chí để kiểm tra

– Kiểm tra xem văn bản viết cho ai? Để làm gì? Về cái gì và như thế nào?

– Kiểm tra xem tìm ý và sắp xếp đã rành mạch, hợp lí chưa?

– Kiểm tra xem cách diễn đạt đã có lên kết và có mạch lạc, trong sáng chưa?

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

a. Khi tạo nên văn bản, điều mà em nói rất cần thiết.

b. Em có thực sự quan tâm đến việc viết cho ai. Việc quan tâm ấy có ảnh hưởng đến cách dùng từ, xưng hô (viết cho bạn có thể dùng từ ngữ suồng sã, hàng ngày còn viết cho thầy, cô giáo nên dùng nhưng từ lịch sự, trang trọng).

c. Khi làm văn em có lập dàn bài khi làm văn. Việc xây dựng bố cục sẽ giúp các ý sẽ liên kết chặt chẽ hơn, tránh bỏ sót ý hoặc phân bố nội dung bài làm không đều

d. Em có thường xuyên đọc và kiểm tra lại bài. Việc làm đó có tác dụng tìm ra các lỗi sai và sửa để bài viết hoàn chỉnh hơn nữa.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Theo em, cách viết báo cáo như thế là chưa phù hợp. cần chỉnh sửa:

– Bạn cần kể lại những công việc mình học và thành tích học tập, cần đưa ra những kinh nghiệm cho các bạn.

– Hướng về phía các bạn học sinh để nói.

Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

a. Dàn bài ấy không bắt buộc phải viết thành nhũng câu trọn vẹn đúng ngữ pháp, các câu chưa nhất thiết phải liên kết chặt chẽ với nhau.

b. Phân biệt các mục lớn nhỏ bằng các kí hiệu rõ ràng như số la mã, số thứ tự, chữ cái, gạch đầu dòng,…

Muốn biết các mục đã đủ ý chưa thì ta cần phải xem xét luận điểm lớn đã có đầy đủ những luận cứ để chứng minh, giải thích cho chưa.

Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

– Bước 1: Định hướng văn bản: Viết gửi cho bố, nội dung nói về sự ân hận của mình, mục đích xin lỗi bố tha lỗi

– Bước 2: Tìm ý, sắp xếp: Cảm xúc khi đọc thư bố – Tình cảm đối với mẹ – Sự ân hận của bản thân về lỗi – Hứa sửa chữa lỗi lầm

– Bước 3: Xây dụng bố cục: Mở bài: lí do viết thư, thân bài: thanh minh và xin lỗi, kết bài: lời hứa không bao giờ tái phạm.

– Bước 4: Diễn đạt thành lời văn

– Bước 5: Kiểm tra và sửa lỗi

B. Kiến thức cơ bản

Quá trình tạo lập văn bản gồm các bước:

– Định hướng chính xác: văn bản viết cho ai, viết để làm gì, viết về cái gì, viết như thế nào.

– Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên.

– Diễn đạt các ý ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.

– Kiểm tra lại văn bản xem đã đảm bảo các yêu cầu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không. 

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1105

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống