Bài 14

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Soạn bài Ôn tập văn biểu cảm (cực ngắn)

Câu 1 (trang 165 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Điểm khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:

Tiêu chí Văn miêu tả Văn biểu cảm
Mục đích Nhằm tái hiện lại đối tượng để người ta hình dung được về nó Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.
Phương thức biểu đạt Miêu tả Biểu cảm

Câu 2 (trang 165 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

Điểm khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm

Tiêu chí Văn tự sự Văn biểu cảm
Mục đích Nhằm kể lại câu chuyện một cách đầy đủ từ đầu đến cuối có khởi đầu, diễn biến, kết thúc Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.
Phương thức biểu đạt Tự sự Biểu cảm

Câu 3 (trang 165 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

– Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm phương tiện cho người viết bộc lộ tình cảm.

– Nếu không có tự sự, miêu tả, tình cảm người viết sẽ mơ hồ không cụ thể bởi lẽ tình cảm, cảm xúc của con người luôn nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.

Câu 4 (trang 165 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

– Em sẽ thực hiện bài làm qua các bước: Tìm hiểu đề – tìm ý – lập dàn ý – viết bài – đọc lại và sửa chữa.

– Tìm ý và sắp xếp các ý:

   + Cảm xúc về vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân (mùa mở đầu của một năm, là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật sinh sôi, nảy nở,…).

   + Cảm nhận về hoạt động của con người trong mùa xuân (trẩy hội, tết, du xuân,…)

   + Ý nghĩa của mùa xuân: (Mùa mỗi người thêm một tuổi, mở đầu cho những dự định kế hoạch, mùa xuân còn là biểu tượng của sức sống, của tuổi trẻ)

Câu 5 (trang 165 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):

– Bài văn biểu cảm thường sử dụng tất cả các biện pháp tu từ, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ, láy,..

– Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là hoàn toàn đúng, vì biểu cảm và thơ đều có tính trữ tình, thể hiện cảm xúc của tác giả.

B. Kiến thức cơ bản

1. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:

– Văn miêu tả nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cách…

– Văn biểu cảm thể hiện tình cảm, thái độ đối với thế giới xung quanh. Trong văn biểu cảm có thể dùng biện pháp miêu tả để khêu gợi hay bộc lộ tình cảm, không lấy miêu tả làm mục đích.

2. Sự khác nhau giữa văn biểu cảm và văn tự sự:

– Văn tự sự kể lại một chuỗi các sự việc, có khởi đầu, diễn biến và kết thúc.

– Văn biểu cảm dùng tự sự như một phương thức để bộc lộ cảm xúc. Tự sự trong văn biểu cảm không đi sâu vào nguyên nhân, kết quả mà được dùng làm nền để khêu gợi cảm xúc.

3.Miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm đóng vai trò làm nền cho tình cảm, cảm xúc của tác giả được bộc lộ. Thiếu tự sự, miêu tả tình cảm sẽ mơ hồ, không cụ thể.

Ví dụ: Tình cảm nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện qua việc tả quang cảnh Đèo Ngang lúc chiều tà.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1178

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống