Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng việt): Rèn luyện chính tả (cực ngắn)
Làm các bài tập chính tả:
a. Điền vào chỗ trống:
– xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử.
– tiểu sử, tiêu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu (đi các nơi để xem xét tình hình giặc cướp, gìn giữ)
– chung sức, trung thành, thủy chung, trung đại
– mỏng mảnh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng
b. Tìm từ theo yêu cầu:
– Tìm tên các loài cá bắt đầu bằng ch (cá chép) hoặc bắt đầu bằng tr (cá trắm)
+ cá chép, cá chuối, cá chim, …
+ cá trắm, cá trôi, cá tra, …
– Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi (nghỉ ngơi) hoặc thanh ngã (suy nghĩ)
+ chỉ, hỏi, mỏi, đỏ, dẻo, giả, đoảng, lỏng, mảnh, phẳng, thoải, …
+ dễ, dẫy, đẫm, rũ, tĩnh, trĩu, ngã, …
– Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm cho sẵn: (r, d, gi)
+ Không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên: giả tạo.
+ Tàn ác, vô nhân đạo: dã man
+ Dùng cử chỉ, ánh mắt làm dấu hiệu để báo cho người khác biết: ra hiệu.
c. Đặt câu phân biệt các từ chứa các tiếng dễ lẫn:
– Bạn bè không nên tranh giành lẫn nhau
– Em bé khóc anh phải dỗ dành
– Bạn nên tắt các thiết bị điện khi không cần thiết
– Hiện tượng tắc đường thường xuyên xảy ra ở Hà Nội
B. Kiến thức cơ bản
1. Đối với các tỉnh miền Bắc
– Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi, ví dụ: tr/ch; s/x; r/d/gi; l/n.
2. Đối với các tỉnh miền Trung và miền Nam
a. Viết đúng tiếng có các phụ âm cuối dễ mắc lỗi, ví dụ: c/t; n/ng.
b. Viết đúng tiếng có các dấu thanh dễ mắc lỗi, ví dụ: dấu hỏi/ dấu ngã.
c. Viết đúng tiếng có các nguyên âm dễ mắc lỗi, ví dụ: i/iê ; o/ô.
d. Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi, ví dụ: v/d.