Bài 11

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Bố cục

– Phần 1 (5 dòng đầu): Cảnh nhà tranh bị gió thu phá

– Phần 2 (5 dòng tiếp): Niềm uất ức vì già yếu nên bị bọn trẻ con xô cướp mất tranh

– Phần 3 (8 câu tiếp): Nỗi khổ nhà dột ướt lạnh, con quậy phá, nỗi lo loạn lạc

– Phần 4 (còn lại): Ước vọng cao cả của nhà thơ

Tóm tắt

    Giữa trời thu tháng tám, gió lốc dữ dằn cuốn phăng đi ba nẹp tranh trên mái nhà của Đỗ Phủ. Gió mạnh thổi chúng sang tận bờ sông bên kia. Đám trẻ bên đó lao vào cướp những nẹp tranh ấy. Nhà thơ vì tuổi cao sức yếu chỉ biết đứng nhìn chịu mất rồi chống gậy đi về trong tiếng than thở xót xa. Chốc sau gió lặng mây đen kéo về rồi mưa rơi. Trời lạnh buốt. Cả nhà chỉ có mỗi tấm chăn rách con lại đạp nát suốt đêm nhà thơ phải chịu rét chịu dột ướt sũng tê tái hết cả người. Từ ngày loạn lạc nỗi lòng lo lắng dày vò bao đêm khiến ông không yên giấc giờ lại thêm cái lạnh như dao cứa sao ông chợp mắt nổi. Thao thức trong đêm Đỗ Phủ ao ước có nhà đồ sộ vạn gian nhưng không phải để bản thân hưởng thụ mà để cho tất cả kẻ sĩ trong thiên hạ. Đâu chỉ có thế nhà thơ còn đem cả ao ước đánh đổi bằng sự tan nát của mình thậm chí là cả tính mạng để lấy ngôi nhà vạn gian kia. Trên đời này có được mấy tấm lòng vĩ đại như Đỗ Phủ.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 133 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Bài thơ có bố cục 4 phần

    + Đoạn 1 (5 dòng đầu): Bối cảnh chung: gió thu cuộn mất ba lớp tranh nhà tác giả

    + Đoạn 2 (5 dòng kế) : Uất ức vì già yếu nên bị bọn trẻ con xô cướp giật mất tranh

    + Đoạn 3 (8 dòng kế tiếp): Nỗi khổ nhà dột, ướt lạnh, con quậy phá, lo lắng vì loạn lạc

    + Đoạn 4 (phần còn lại): Tình cảm cao cả vị tha của tác giả

– Sở dĩ có phần dài phần ngắn phần nhiều câu phần ít câu là do mạch cảm xúc của tác giả và nội dung từng câu

Câu 2 (trang 134 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Phương thức biểu đạt Miêu tả Tự sự Biểu cảm trực tiếp Miêu tả kết hợp tự sự Miêu tả kết hợp biểu cảm Tự sự kết hợp biểu cảm Kết hợp cả ba phương thức
Phần 1 X
Phần 2 X
Phần 3 X
Phần 4 X

Câu 3 (trang 134 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Những nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong bài thơ:

    + nhà bị tốc mái chỉ còn bốn bức vách dột chẳng khác gì ngoài trời.

    + cái nghèo đeo bám: cả nhà chỉ còn tấm chăn cũ nát, con dại nằm xấu nết đạp lót nát khiến Đỗ Phủ không chợp mắt được

    + lại thêm nỗ lo loạn lạc: từng trải cơn loạn ít ngủ nghê

    + tấm thân thì già yếu bệnh tật phải chịu cảnh màn trời chiếu đất

⇒ Cái nghèo cái khổ đến dồn dập khiến Đỗ Phủ chua xót bất lực: Đêm dài ướt át sao cho trót

– Tất cả những nỗi khổ ấy được tác giả miêu tả sinh động khúc chiết với những nét điểm xuyết: từ trải cơn loạn ít ngủ nghê đã làm nỗi khổ như được nhân lên gấp bội

Câu 4 (trang 134 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Nếu như không có năm dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi rất nhiều

– Tình cảm cao quý của tác giả được biểu hiện qua phần cuối

            Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

            Cho khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan

            Gió mưa chẳng núng, vững vàng như thạch bàn

            Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt

            Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được

    + nhà thơ mơ ước có được nhà rộng muôn gian vững chãi che mưa che gió cho kẻ sĩ trong thiên hạ dù nhà mình có mát bản thân phải chịu rét cũng cam lòng

⇒ Ước mơ cao cả chứa chan lòng vị tha và tinh thần nhân đạo

    + tuy mình nghèo khổ nhưng Đỗ Phủ lại không muốn sung sướng trước mọi người mong cho người khác sướng hơn mình quả là tấm lòng cao đẹp đáng khâm phục

⇒ Những dòng thơ xuất thần ấy là sản phẩm của sự vượt lên trên gian khó của bản thân, của một tâm hồn cao đẹp và vĩ đại :yêu nước thương dân cháy bỏng khao khát thay đổi thực tại đen tối bấy giờ

Luyện tập

Bài 2 (trang 134 Ngữ Văn 7 Tập 1):

– Ý chính của đoạn văn : tình cảm yêu nước thương dân khao khát thay đổi thực tại đen tối qua bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1049

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống