Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
I. Công dụng của dấu gạch ngang
a, Dấu gạch ngang được dùng để chú thích
b, Dấu gạch ngang dùng trước trích dẫn lời nói của nhân vật
c, Dấu gạch ngang dùng để liệt kê
d, Dấu gạch ngang để nối các từ
II. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
1. Dấu gạch nối giữa tiếng Va- ren được dùng để tách âm đọc, trong tên riêng nước ngoài của nhân vật
2. Dấu gạch nối này khác với dấu gạch ngang. Dấu gạch nối không phải là dấu câu, nó chỉ dùng để nối các tiếng trong từ mượn
II. Luyện tập
Bài 1 (trang 130 sgk ngữ văn 7 tập 2)
Công dụng của dấu gạch ngang:
a, Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
b, Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích
c, Dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật/ Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
d, Dùng để nối các bộ phận trong liên danh ( Hà Nội- Vinh)
e, Dùng để nối các bộ phận trong liên danh ( Thừa Thiên- Huế)
Bài 2 (trang 131 sgk ngữ văn 7 tập 2)
– Dấu gạch nối được sử dụng trong từ mượn Béc- lin, An- dát, Lo-ren ( Các từ chỉ đơn vị địa danh nước ngoài)
– Công dụng của dấu gạch nối: tách biệt âm đọc của một từ tiếng nước ngoài.
Bài 3 (trang 131 sgk ngữ văn 7 tập 2)
a, Thị Kính- nhân vật chính trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính- là người phụ nữ hiền dịu, nết na nhưng chịu nhiều oan khiên ngang trái.
b, Những gương mặt học sinh tiêu biểu trên cả nước- tổ chức tại Hà Nội- diễn ra trong niềm hân hoan, phấn khởi.