Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
A. Hoạt động khởi động
(Trang 3 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2) Mỗi nhóm sắp xếp các câu sau vào các thể loại thích hợp và lí giải vì sao lại xếp như thế?
Trả lời:
Lí giải:
• Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
• Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con… hoặc ca dao là lời thơ của dân ca kết hợp lời và nhạc để diễn tả một cách sinh động và sâu sắc đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng người lao động.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
(Trang 4 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Đọc các câu tục ngữ sau:
a) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
b) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
c) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
d) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
e) Tấc đất tấc vàng.
g) Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
h) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
l) Nhất nhì, nhì thục.
(Trang 4 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Tìm hiểu văn bản.
(Trang 4 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a. Dựa vào chủ đề của bài học, có thể chia tám câu tục ngữ trên thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Hãy đặt tên cho từng nhóm.
(Trang 5 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b. Hoàn thành các phiếu học tập sau đây (nhóm 1,2 hoàn thành phiếu số 1; nhóm 3,4 hoàn thành phiếu số 2)
Trả lời
a. Có thể chia thành các nhóm:
• Tục ngữ về thiên nhiên: a, b, c, d.
• Tục ngữ về lao động xã hội, con người: e, g, h, i
b. Nhóm 1: Nhóm về những câu tục ngữ thiên nhiên:
Nội dung | Dựa vào cơ sở | Ý nghĩa thực tiễn | |
---|---|---|---|
a |
Tháng năm đêm ngắn, ngày dài; tháng mười ngày ngắn, đêm dài |
dựa vào cơ sở quan sát, trải nghiệm thực tiễn |
người dân áp dụng vào mỗi vụ mùa, phân bổ thời gian làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí. |
b |
Khi trời đêm nhiều sao thì trời nắng, khi trời vắng, khi trời không có hoặc ít sao thì trời mưa. |
quan sát, trải nghiệm thực tế. |
dự báo thiên nghiên, sắp xếp công việc. |
c |
Khi bầu trời chiều tà có màu ráng mỡ gà thì khi ấy dự báo chuẩn bị có bão. |
quan sát, trải nghiệm thực tế. |
dự báo thiên tai để mọi người phòng chống. |
d |
vào tháng 7, nếu thấy kiến bò nhiều thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra. |
quan sát, thực tiễn hằng ngày. |
Nhìn vào sự thay đổi của các loài động vật nhắc nhở con người phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta. |
Nhóm 2: Nhóm câu tục ngữ về sản xuất lao động, con người | |||
e |
Đất có giá trị ngang với giá trị của vàng |
Trải nghiệm thực tế |
Đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả. |
g |
Nhất canh trì ở đây có nghĩa nhất là nghề nuôi cá, “trì” ở đây có nghĩa là ao, muốn nói đến ao thả cá, “Nhị canh viên” là nghề làm vườn, và nghề thứ ba “tam canh điền” là nghề làm ruộng. |
Trải nghiệm thực tế. Áp dụng câu tục ngữ để khai thác điều kiện tự nhiên: ao, vườn, ruộng. |
Giúp người nông dân khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất. |
h |
thứ tự cần thiết khi trồng lúa nước để được bội thu . Nhất nước là nướ, thứ hai là phân bón, thứ ba cần sự chăm sóc của nông dân, thứ 4 là lúa giống phải thích hợp với thổ nhưỡng và kịp thời vụ. |
Trải nghiệm thực tế |
Giúp con người có mùa màng bội thu |
i |
“Nhất thì”: quan trọng nhất là thời gian, phải trồng cây đúng thời vụ thì cây mới có sản lượng cao, “Nhì thục”: Thục là đất, đất đai phải tốt, được chăm bón, tơi, ẩm |
Trải nghiệm thực tế |
Nhắc nhở và khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và việc chuẩn bị đất kỹ trong canh tác |
c. Dưới đây là những ý kiến nhận xét của bạn học sinh về đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ.
(Trang 5 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). Em đồng ý/ không đồng ý với nhận xét nào? Bằng dẫn chững bằng những câu vừa học, hãy giải thích và chứng minh từng ý kiến (theo gợi ý trong bảng):
Ý kiến của bạn học sinh | Ý kiến của em | |
---|---|---|
Đồng ý (giải thích chứng minh) | Không đồng ý (giải thích, chứng minh) | |
Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn |
||
Thường có vần, ít nhất là vần lưng |
||
Các vế thường được đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức |
||
Thường sử dụng hình thức đối đáp |
||
Lập luận khá chặt chẽ, ý/ vế |
Trả lời:
Ý kiến của bạn học sinh | Ý kiến của em | |
---|---|---|
Đồng ý (giải thích chứng minh) | Không đồng ý (giải thích, chứng minh) | |
Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn |
Vì khái niệm của tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. |
|
Thường có vần, ít nhất là vần lưng |
Vì vần lưng thường được gieo giữa câu VD: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ |
|
Các vế thường được đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức |
Vì nó giúp cho câu có sự thống nhất về nội dung và hình thức, khiến câu tục ngữ có nhịp điệu hơn, dễ nhớ hơn VD: mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa |
|
Thường sử dụng hình thức đối đáp |
Tục ngữ không thường xuyên sử dụng hình thức đối đáp vì lối đối đáp thường được thể hiện trong thơ lục bát. |
|
Lập luận khá chặt chẽ, ý/ vế |
Các ý trong tục ngữ gắn kết với nhau chặt chẽ cả về nội dung và hình thức thông qua lập luận, nêu nguyên nhân, kết quả,… VD: chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. (nguyên nhân-kết quả) |
(Trang 5 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). d. Từ hoạt động đọc hiểu trên hãy tìm hiểu hiểu iết của em về tục ngữ (chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất) bằng cách điền các từ ngữ trong ngoặc đơn vào chỗ trống thích hợp:
(nhân dân, ngắn gọn, kinh nghiệm, vần, quan sát, nhịp điệu, “túi khôn”, tương đối, hình ảnh)
Bằng lối nói…., có…., có….., giàu….., những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh truyền đạt những……. quý báu của…… trong việc….. các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là…… của nhân dân nhưng có tính chất…….. chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.
Trả lời:
Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.
3. Tìm hiểu về văn nghị luận
a. Nhu cầu nghị luận.
(Trang 6 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (1) Trong đời sống em thường gặp các vấn đề và câu hỏi như dưới đây không?
• Vì sao trẻ em cần phải đi học?
• Vì sao mọi người nên có bạn bè?
(Trang 6 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (2) Gặp các vấn đề câu hỏi đó người ta thường viết/nói bằng các kiểu văn bản miêu tả, biểu cảm, kể chuyện không? Vì sao?
(Trang 6 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (3) Để thuyết phục người đọc người nghe về những vấn đề trên (hay để trả lời những câu hỏi ấy), trên báo chí hay đài phát thanh, truyền hình nguười ta thường sử dụng các văn bản như xã luận, bài bình luận….Hãy kể tên một số kiểu văn bản khác mà em biết?
Trả lời:
(1) Trong đời sống em thường gặp các vấn đề và câu hỏi như vậy.
(2) Gặp các vấn đề câu hỏi đó người ta không thường viết/nói bằng các kiểu văn bản miêu tả, biểu cảm, kể chuyện mà phải dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận có lập luận mạch lạc, rõ ràng và dẫn chứng thuyết phục để làm rõ vấn đề.
(3) VD:
• Tại sao chúng ta phải bảo vệ biển?
• Hút thuốc lá mang lại hậu quả gì?
• Tại sao cần phải từ bỏ những thói quen xấu?
(Trang 6 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b) Thế nào là văn bản nghị luận?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
(Trang 7 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (1) Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài này nhằm mục đích gì?
(Trang 7 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (2) Để thực hiện mục đích ấy, tác giả bài viết đã đưa ra những ý kiến nào?
(Trang 7 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (3) Để các ý kiến trên có sức thuyết phục với người đọc, tác giả đã nêu lên những lí lẽ cụ thể nào?
(Trang 7 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (4) Từ văn bản trên em hãy rút ra đặc sắc chính của một bài văn nghị luận?
Trả lời:
b. Văn nghị luận là loại văn Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận, trình bày tư tưởng, chủ trương, quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội qua các luận điểm, luận cứ và lập luận để thuyết phục.
– Ví dụ các thể loại của văn nghị luận: Cáo, Hịch, chiếu, biểu, Xã luận, bình luận, lời kêu gọi, Sách lí luận,Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa.
Trả lời văn bản:
(1) Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài này nhằm mục đích vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội từ đó đề cập tới vấn đề chống nạn thất học và xóa nạn mù chữ bằng cách kêu gọi mọi người cùng học tập nâng cao dân trí, học tập thường xuyên.
(2) Những ý kiến được nêu ra:
• Trong thời kì Pháp, chúng thực hiện chính sách ngu dân. Dẫn chứng: số người dân Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95%.
• Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.
• Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí.
(3) Tác giả nêu ra những lí lẽ:
• Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, Nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ.
• Nay đã giành được độc lập, để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc biết viết.
• Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc mọi nơi.
(4) Đặc điểm của văn nghị luận:
– Luận đề là vấn đề bao trùm cần làm sáng tỏ, được đem ra để bàn luận, bảo vệ, chứng minh, bác bỏ trong toàn bộ bài viết.
– Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.
– Luận cứ là những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ cho luận điểm, làm cho người tiếp nhận hiểu, tin vào tính đúng đắn của nó.
– Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.
C. Hoạt động luyện tập
(Trang 8 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
a. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
b. Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
c. Mưa tháng và hoa đất,
Mưa tháng tư hư đất
d. Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.
e. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
g. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.
(Trang 8 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (1) Các câu a),b),c) phản ảnh kinh nghiệm gì của nhân dân khi quan sát thiên nhiên? Kinh nghiệm ấy cho đến nay còn giá trị không? Vì sao?
(Trang 8 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (2) Các câu d) e) g) truyền đạt kinh nghiệm gì của nhân dân lao động sản xuất?
(Trang 8 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (3) Những đặc điểm về hình thức nghệ thuật gì của tục ngữ được thể hiện như thế nào trong các câu trên? Tác dụng ( hiệu quả) biểu hiện của chúng là gì?
Trả lời:
(1) Những kinh nghiệm được phản ánh qua từng câu tục ngữ:
a. Kinh nghiệm nhìn trăng dự đoán thời tiết nắng mưa.
b. Kinh nghiệm dự báo thời tiết thông qua nhìn cầu vồng mắc từ đông sang tây thì dễ có khả năng mưa to, bão bùng.
c. Kinh nghiệm trong trồng trọt: thường thì đến tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích cho hoa màu nhưng đến tháng tư lúc ấy cây trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.
=> Các câu trên đến nay vẫn còn giá trị bởi ý nghĩa thực tiễn của nó trong cuộc sống giúp con người ta dễ dàng dự đoán được thời thiết, thời vụ thích hợp, nuôi trồng đánh bắt được tốt nhất và bố trí thời gian, việc làm hợp lí.
(2) Các câu truyền đạt những kinh nghiệm trong lao động:
d. Kinh nghiệm thời vụ mùa màng trồng trọt. Tháng hai phù hợp để trồng cà còn tháng ba phù hợp trồng đỗ.
e. Kinh nghiệm trong việc nuôi tằm và nuôi lợn, sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn. Nuôi lợn ăn cơm nằm chỉ việc nuôi lợn thì nhàn nhã, người nuôi không tất bật, hối hả, nên có thời gian ăn cơm một cách thoải mái, ví với việc ăn cơm nằm. Nuôi tằm ăn cơm đứng chỉ sự tất bật, vất vả của những người làm nghề nuôi tằm, suốt ngày phải chầu chực bên nong tằm, đến mức thời gian thoải mái ăn bữa cơm cũng không có, mà phải “ăn cơm đứng” mà túc trực, nếu để tằm đứt bữa hoặc thiếu ăn thì chất lượng kém, rất thấp hoặc có thể chúng sẽ chết hàng loạt
g. Kinh nghiệm về thời điểm thích hợp để đánh bắt tôm cá. Tôm thường đi kiếm ăn lúc xế chiều còn cá thường đi theo đàn kiếm ăn rạng sáng, chúng ta có thể lựa chọn thời điểm thích hợp đi đi bắt tôm, cá.
(3) Đặc điểm về hình thức nghệ thuật gì của tục ngữ:
• Ngắn gọn, có vần, có nhịp.
• Thường có vần, nhất là vần lưng: Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần lưng
• Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung.
=> Tác dụng: giúp con người đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền đạt.
(Trang 8 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Có ý kiến cho rằng: tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay.
Bằng những dẫn chứng từ những câu tục ngữ trong bài học (hoặc đã học) em hãy bày tỏ sự đồng tình/ không đồng tình với ý kiến trên.
Trả lời:
Kho tàng tục ngữ rất phong phú, trong đó có hàng trăm câu nói về thời tiết. Đó là những kinh nghiệm dân gian lâu đời. Những câu tục ngữ ấy thường chính xác, phản ánh trí tuệ dân gian, chứng tỏ nhân dân có tài quan sát thiên nhiên. Từ cuộc sống lao động, từ những hiện tượng trong vũ trụ, từ cây cỏ hoa lá, chim muông, côn trùng, nhân dân ta đã phát hiện ra, đúc rút lại thành những kinh nghiệm quý báu để phục vụ lợi ích của con người.
Nước ta ở về xứ nóng, gió mùa. Nhân dân ta có nghề trồng lúa nước lâu đời. Nền văn minh sông Hồng là nền văn minh trồng lúa nước đã hình thành và phát triển qua hơn bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang.
Chính nghề nông, nghề đi rừng, nghề đi biển đánh cá, bằng kinh nghiệm sống từ nhiều thế hệ mà trong dân gian đã đúc rút được nhiều câu tục ngữ về thời tiết cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
1. Mưa nắng là chuyện của Trời, là hiện tượng thiên nhiên. Lên rừng, xuống biển, cày cấy, gặt hái,… phải chủ động, phải dự đoán, dự báo được thời tiết.
“Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa”. Chỉ có 8 chữ, với cách nói vần vè mà nêu lên một kinh nghiệm quý báu. Về mùa hè, nhìn lên bầu Trời đêm, thấy sao chi chít lấp lánh sáng. Trời có trong, đêm có thanh mới có hiện tượng “nhiều sao”, ta có thể biết ngày mai, ngày kia sẽ nắng. Nếu trái lại, không có sao, “vắng sao”, chỉ lưa thưa sao thì có thể ngày mai, ngày kia sẽ mưa. Đó là kinh nghiệm nhìn sao mùa hè mà đoán mưa, nắng. Còn về mùa đông, thì trái lại, ngược lại: “Nhiều sao thì mưa, thưa sao thì nắng”. Mây, ráng, cây cỏ, chim muông, con người… đều có mối “liên hệ” tự nhiên với hiện tượng mưa nắng:
“Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa”.
“Ráng vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa”.
“Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa”.
2. Có lúc nhân dân ta lại nhìn chim để dự đoán thời tiết. Câu tục ngữ: “Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa”. Chim thì bay, cá thì nhảy. Cũng có lúc chim tắm, quạ tắm, sáo tắm. Chim xòe cánh ra, chúc đầu xuống nước, cánh vỗ làm nước bắn tung tóe lên, lấy mỏ rỉa lông, rỉa cánh. “Ráo” nghĩa là khô ráo, nắng ráo. Hễ nhìn thấy quạ tắm thì biết là Trời còn nắng dài ngày; và nhìn thấy sáo tắm biết được Trời sắp mưa. Đó là kinh nghiệm của bà con ở vùng trung du và đồng bằng.
3. Ở miền duyên hải, ngư dân lại có nhiều kinh nghiệm khác về thời tiết. Ra khơi đánh cá cần có biển lặng, sóng êm, may mắn gặp luồng cá. Chuẩn bị thuyền lưới, thức ăn nước uống đi khơi đi lộng, ngư dân phải quan sát mây gió, sắc Trời. Câu tục ngữ:
“Thâm đông, hồng tây, dựng may,
Ai ơi đợi đến ba ngày hãy đi”,
là một kinh nghiệm quý báu của bà con đánh cá. Nhìn về phía đông, thấy mây, thấy sắc Trời đen lại, thâm đi; nhìn về phía tây có ráng đỏ, sắc Trời hồng lên, đồng thời gió may thoảng lên, nổi lên, dựng lên là Trời sắp có bão, không thể ra khơi được. Phải “đợi đến ba ngày” rồi mới được ra khơi, mới “hãy đi”. Có thế mới an toàn.
4. Con chuồn chuồn là “cái máy” dự báo thời tiết linh nghiệm. Tháng 7 ở miền Bắc nước ta mưa bão, lũ lụt nhiều. Nhìn thấy chuồn chuồn bay cao hay thấp, bay ít hay nhiều đều có thể cảm nhận được thời tiết. Những ngày tháng bảy âm lịch, gió heo may nổi lên, chuồn chuồn động tổ bay ra nhiều, bay rối rít loạn xạ cả lên, vậy là dự báo Trời sắp có bão. Con chuồn chuồn bé nhỏ là bạn thân thiết của nhà nông. Chuồn chuồn mách bảo để lo việc đồng áng:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”.
hoặc:
“Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao,
Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh”.
5. Giông tố là hiện tượng đáng sợ của thiên tai. Phải dự đoán để đề phòng chủ động, tích cực, hạn chế thiệt hại về người và của cải. Mùa hè thường có giông tố nổi lên bất chợt. Khi chân Trời bỗng đùn lên những cuộn mây, núi mây đen ngòm, có khi che kín cả một góc Trời, đó là điềm Trời báo sắp có giông. Giông có thể đến nhanh cũng có thể đến từ từ. Nếu mây đen kéo lên ở phía đông (thường thường là vùng biển) thì cơn giông kéo đến rất nhanh. Trước hiện tượng ấy, người ta phải khẩn trương coi chừng “vừa trông vừa chạy”. Nhưng nếu có mây ở phía nam thì thời tiết không có gì đột biến. Mây tụ rồi mây tan. Nếu có mưa thì mưa sẽ đến từ từ, không thể có giông tố xảy ra. Ai cũng có thể “vừa làm vừa chơi”, có thể yên tâm, không phải lo sợ, vội vàng:
“Cơn đằng đông, vừa trông vừa chạy,
Cơn đằng nam, vừa làm vừa ăn”.
6. Cầu vồng, mống cụt xuất hiện là một dự báo thời tiết đáng sợ. Nhân dân đã đúc kết thành kinh nghiệm quý báu lâu đời để phòng tránh, để lo liệu làm ăn:
– “Mống cao gió táp, mống áp mưa rào”,
– “Mống dài Trời lụt, mống cụt Trời mưa”,
– “Mống bên đông, vồng bên tây,
Chẳng mưa dây thì bão giật”.
7. Lại có nhiều câu tục ngữ nói về hiện tượng Trời rét. Cuối thu, gió bấc thổi về, đưa khí lạnh tràn tới. Trên bầu Trời, từng đàn sếu bay đi về phương nam. Sếu đổi mùa, tránh rét. Nghe sếu kêu giữa đêm khuya, cùng với gió bấc thổi nhẹ “hiu hiu” là dự báo Trời rét. Nhưng vào cuối tháng ba, “tháng ba bà già chết rét”, hễ thấy hoa gạo rụng, người ta biết khí Trời ấm dần, sắp có nắng mới. Hoa gạo nở vào tháng giêng, rụng vào cuối tháng ba. Hoa gạo là cái “nhiệt kế” tinh nhạy về thời tiết. Đây là hai câu tục ngữ có giá trị dự báo rét đến và Trời ấm:
– “Gió bấc hiu hiu, sếu kêu Trời rét”,
– “Bao giờ cho đến tháng ba,
Hoa gạo rụng xuống, bà già cất chăn”.
Ngày nay, khoa học phát triển. Việc dự báo thời tiết có nhiều máy móc hiện đại, tinh vi. Tuy vậy, những câu tục ngữ về thời tiết vẫn có ích và thiết thực đối với mọi người.
(Trang 8 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(Trang 9 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a. Trong văn bản trên, tác giả đưa ra ý kiến quan điểm gì?
(Trang 9 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b. Để thuyết phục người đọc, tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
(Trang 9 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c. Theo em, bài viết có nhầm góp phần giải quyết vấn đề trong thực tế không? Vì sao?
Trả lời:
a. Trong văn bản trên, tác giả đưa ra ý kiến, quan điểm: cần chống lại những thói quen xấu và hình thành những thói quen tốt trong đời sống xã hội.
b. Những lí lẽ mà tác giả đưa ra:
• Có thói quen xấu và thói quen tốt.
• Có người biết phân biệt tốt xấu nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. Biểu hiện của thói quen tốt, thói quen xấu.
• Tạo được thói quen tốt là rất khó nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Gửi lời nhắn nhủ đến mọi người.
Dẫn chứng kèm theo:
• Thói quen tốt: luôn dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời hứa, đọc sách,…
• Thói quen xấu: hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trận tự, mất vệ sinh, gạt tàn thuốc lá lung tung, vứt rác bừa bãi ra nhà, vứt cốc vỡ chai vỡ ra đường khiến người khác dẫm phải bị thương,..
c. Theo em, bài viết có nhầm góp phần giải quyết vấn đề từ bỏ thói quen xấu và hình thành thói quen tốt để trở thành người có ích cho xã hội.
D. Hoạt động vận dụng
(Trang 9 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Tìm hiểu ca dao, tục ngữ ở địa phương nơi em sinh sống.
(Trang 9 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a.Mỗi học sinh sưu tầm khoảng 10 – 20 câu ca dao, tục ngữ có liên quan hoặc gắn với địa phương (tìm từ các nguồn: người thân; người dân địa phương; sách, báo, in – tơ – nét).
Trả lời:
1. Ai làm cho bướm lìa hoa,
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.
Ai đi muôn dặm non sông,
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.
2. Ai xin anh lấy được mình,
Để anh vun xới ruộng tình cho xanh.
Ai xin mình lấy được anh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
3. Anh đi đường ấy xa xa,
Để em ôm bóng trăng tà năm canh.
Nước non một gánh chung tình,
Nhớ ai ai có nhớ mình hay chăng?
4. Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày,
Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
5. Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản lâu đâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
6. Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
7. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
8. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
9. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
10. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
11. Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền
Nhất nước,nhì phân,tam cần,tứ giống
Nhất thì, nhì thục.
12. Nước chảy đá mòn.
13. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
(Trang 9 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b. Sắp xếp các câu sưu tập được theo thứ tự từng thể loại (ca dao, tục ngữ) và theo chủ đề.
Trả lời:
– Nhóm 1: ca dao về tình yêu
1. Ai làm cho bướm lìa hoa,
Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.
Ai đi muôn dặm non sông,
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.
2. Ai xin anh lấy được mình,
Để anh vun xới ruộng tình cho xanh.
Ai xin mình lấy được anh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
3. Anh đi đường ấy xa xa,
Để em ôm bóng trăng tà năm canh.
Nước non một gánh chung tình,
Nhớ ai ai có nhớ mình hay chăng?
– Nhóm 2: ca dao về cuộc sống lao động con người
1. Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày,
Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
2. Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản lâu đâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
3. Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.
– Nhóm 3: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
2 . Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
3. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
4. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
5. Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền
Nhất nước,nhì phân,tam cần,tứ giống
Nhất thì, nhì thục.
6. Nước chảy đá mòn.
7. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
(Trang 9 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Văn bản sau là văn bản tự sự hay nghị luận? Vì sao?
Trả lời:
Văn bản trên là văn bản nghị luận vì trong văn bản dù có tả hồ, tả cuộc sống tự nhiên và con người vùng xung quanh hồ nhưng không phải chủ yếu để tả, kể về hồ hay cuộc sống xung quanh. Văn bản nhằm bàn bạc, đánh giá, làm sáng tỏ về hai cách sống: cách sống cá nhân và cách sống chia sẻ, hòa nhập.