Soạn văn 7 VNEN Tập 2

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

A. Hoạt động khởi động

(Trang 105 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Trò chơi đặt câu theo mục đích nói.

(Trang 105 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Kể tên và ghi nhanh công dụng của các dấu câu đươc học ở lớp 7

Trả lời:

Tên Công dụng

1. Dấu chấm lửng

– Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

– Thể hiển chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;

– Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

– Dấu chấm lửng dùng để biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng.

– Thay thế những từ ngữ không tiện nói ra

2. Dấu chấm phẩy

– Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

– Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

3. Dấu gạch ngang

Dấu gạch ngang có những công dụng sau:

– Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;

– Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;

– Nối các từ nằm trong một liên danh.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Luyện tập tiếng việt

(Trang 106 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a.Đọc sơ đồ dưới đâu và tìm ví dụ thích hợp để điền vào chỗ trống:

Trả lời:

Ví dụ về rút gọn câu:

– Sáng mai đi học không Tú?

– Có.

Ví dụ câu chủ động: Tôi đi làm.

Ví dụ câu bị động: Tôi bị ngã xe.

Ví dụ thêm trạng ngữ: Tại sân trường ấy, chúng tôi đã gặp nhau lần đầu tiên.

Ví dụ dùng cụm C-V để mở rộng câu:

Chiếc xe máy ấy là món quà mà bố tặng cho tôi nhân dịp sinh nhật lần thứ 22.

(Trang 107 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c. Đọc sơ đồ dưới đây và tìm ví dụ thích hợp điền vào các chỗ trống:

Trả lời:

Điệp ngữ ngắt quãng:

“Mai về miền Nam, thương trào nước mắt.

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây.

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

Điệp ngữ nối tiếp:

Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn.

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều

Điệp ngữ chuyển tiếp:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp:

VD: Liệt kê không theo cặp: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập. (Không theo cặp)

Liệt kê tăng tiến và không tăng tiến:

VD: Tiếng việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội việt nam và của dân tộc việt nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc,quốc gia. (Liệt kê tăng tiến)

2. Luyện tập về kĩ năng đọc hiểu văn bản.

(Trang 107 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a. Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tự sự Việt Nam đầu thế kỉ XX (Ví dụ: truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn)

(Trang 107 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b. Nêu nội dung nổi bật và các luận điểm bao trùm của một số văn bản nghị luận đã học(ví dụ :tinh thần yêu nước của nhân dân ta ,đức tính giản dị của bác hồ ,ý nghĩa văn chương ):nhận xét về nghệ thuật biểu đạt của các laoij bài văn nghị luận (ví dụ;hệ thống luận điểm ,luận cuwsmachj lạc như thế nào ?cách thức lập luận chặt chẽ,giàu sức thuyết phục ra sao?)

(Trang 107 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c. Trình bày giá trị nội dung và thông điệp từ văn bản nhật dụng Ca Huế trên sông Hương?

Trả lời:

a.

• Giá trị hiện thực: phản ánh hết sức sinh động hai cảnh tượng, một bên là cuộc sống lầm than của người dân và một bên là cuộc sống ăn chơi sa đọa của bọn quan lại thối nát.

• Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm xót thương của tác giả trước cảnh sống lầm than, cơ cực của người dân do thiên tai và lên án, phê phán thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại “lòng lang dạ thú”.

• Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã kết hợp khéo léo biện pháp nghệ thuật tăng cấp và đối lập trong việc miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật, tình huống truyện, đẩy câu chuyện lên đến đỉnh điểm của kịch tính. Ngôn ngữ sinh động, câu văn ngắn gọn.

b.

Tên bài-Tác giả Đề tài nghị luận Luận điểm Phương pháp lập luận Nghệ thuật Nội dung Ý nghĩa văn bản

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.

Chứng minh

Luận điểm ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, thuyết phục. Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục, cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta”.

Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

Đức tính giản dị của Bác Hồ.

Bác giản dị trong mọi phương diện: bữa cơm (ăn), cái nhà (ở), lối sống, cách nói, viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác.

Chứng minh (kết hợp với giải thích và bình luận)

Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện, kết hợp chứng minh, giải thích, bình luận. Lời văn giản dị, giàu cảm xúc.

Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí minh.

Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)

Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người.

Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm con người.

Giải thích (kết hợp với bình luận)

– Luận điểm rõ ràng,luận chứng minh bạch, đầy sức thuyết phục

– Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.

c.

“Ca Huế trên sông Hương” là một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh đã đăng tải trên báo “Người Hà Nội”. Bài tùy bút đã ngợi ca vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay. Ca Huế là một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.

3. Luyện tập về kĩ năng viết văn bản.

(Trang 108 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a. Trình bày những hiểu biết về:

(Trang 108 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (1) Văn nghị luận:

• Thế nào là văn nghị luận? Mục đích, tác dụng của văn nghị luận là gì? Bài văn nghị luận thường có bố cục như thế nào?

• So sánh các thao tác lập luận chứng minh, giải thích trong văn bản nghị luận

• Nêu cách làm bài văn nghị luận giải thích, chứng minh (kiểu bài giải thích chứng minh về một vấn đề chính trị – xã hội ; kiểu bài giải thích, chứng minh về một vấn đề văn học)

Trả lời:

Văn nghị luận là loại văn trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận, trình bày tư tưởng, chủ trương, quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội qua các luận điểm, luận cứ và lập luận để thuyết phục.

Mục đích: Giúp người đọc, ngươi nghe tin, hiểu, tán đồng hành đông theo mình.

Bố cục 3 phần:

+ Mở bài: giới thiệu khái quát ý nghĩa vấn đề nghị luận

+ Thân bài: Gồm luận điểm và luận cứ. Luận cứ gồm lý lẽ, chứng cứ. Lập luận là trình tự sắp xếp, tổ chức, bố cục của vấn đề nêu ra.

+ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận trên và bài học ý nghĩa.

So sánh thao tác lập luận chứng minh và giải thích:

Chứng minh Giải thích

Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng vào vấn đề. (Đưa lí lẽ trước – Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau)

Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình

Cách làm bài văn nghị luận giải thích, chứng minh:

a. Phân tích đề

– Vấn đề cần nghị luận

– Kiểu đề

– Hình thức trình bày

b. Lập dàn ý

A. MB

– Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

– Nêu vấn đề cần nghị luận ra (trích dẫn)

B. TB

– Luận điểm 1: Giải thích vấn đề cần bàn luận (…).

Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:

+ Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

+ Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.

+ Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.

* Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ (theo nghĩa từ vựng).

– Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của vấn đề cần bàn luận

(Dùng dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)

Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?

– Luận điểm 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):

+ Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề

+ Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)

+ Mở rộng vấn đề

– Luận điểm 4: Rút bài học nhận thức và hành động (liên hệ bản thân)

+ Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?…)

+ Bài học hành động – Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể

(Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …)

C. KB:

– Khẳng định chung về vấn đề.

– Thông điệp hoặc lời nhắn gửi đến mọi người, cá nhân.

(Trang 108 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (2) Văn bản hành chính (hành chính- công vụ):

• Nêu đặc điểm của văn bản hành chính

• Cách làm một văn bản đề nghị và văn bản báo cáo

Trả lời:

– Văn bản hành chính là loại văn bản thường rình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí Cách làm: Cần có những nội dung sau .

– Mục đích: thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những í kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.

Cách làm một văn bản đề nghị và văn bản báo cáo:

• Quốc hiệu và tiêu ngữ.

• Địa điểm và ngày tháng làm văn bản.

• Tên văn bản.

• Họ tên, chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản.

• Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản.

• Nội dung thông báo, đề nghị báo cáo.

• Chữ kí và họ tên người gửi văn bản.

(Trang 108 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b) Lập dàn ý cho đề văn sau:

Trình bày suy nghĩ của em về một trong các nội dung sau:

• Tinh thần yêu nước của con người Việt Nam

• Đức tính giản dị của Bác Hồ

Trả lời:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không phải là một tình cảm tự nhiên mà nó là một sản phẩm lịch sử được hun đúc bởi chính lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước nhân dân Việt Nam luôn phải gồng mình lên để đối mặt với các thế lực thù địch xâm lược để làm nên sức mạnh kỳ diệu. Ngược dòng thời gian trở về với quá khứ, đã có rất nhiều những vị anh hùng anh dũng, những trận chiến “trấn động địa cầu” đã làm rạng danh Tổ quốc vinh quang. Tình yêu nước được thể hiện mạnh mẽ, sôi nổi trong các cuộc chiến đấu chống quân xâm lược, giành lại và bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Những con người đứng lên chống giặc ngoại xâm trong những câu chuyện được kể lại như sự tích Thánh Gióng, cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền, bà Trưng, Bà Triệu, , Trần Hưng Đạo,… và hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc là hai cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mĩ khiến thế giới năm châu phải nể phục một dân tộc kiên cường, bất khuất vì chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.

(Trang 108 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 4. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mười năm xa cách quê hương, Người không quên những mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào, hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tiêm tất….

(Trang 108 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a. Nêu chủ đề của đoạn văn.

(Trang 108 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b. Đoạn văn trên chủ yếu sủ dụng phép lập luận nào?

(Trang 108 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c. Phép tu từ nào được tác giả sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn?

(Trang 108 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). d. Chuyển đổi các cụm chủ -vị sau thành câu bị động:

Người khéo dùng tục ngữ

Người vẫn ưa thích những thứ ấy.

Trả lời:

a. Chủ đề của đoạn văn: Hồ Chí Minh là người Việt Nam,Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết.

b. Phép lập luận: chứng minh.

c. Phép tu từ sử dụng nhiều nhất: liệt kê.

d. Chuyển:

Các câu tục ngữ được Người khéo dùng

Những thứ ấy vẫn được Người ưa thích

(Trang 108 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). e. Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu trình bày cảm nhận xủa em về vẻ đẹp của Bác Hồ trong đoạn văn trên.

Trả lời:

Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Mặc dù là vị lãnh tụ tài giỏi nhưng Bác rất giản dị và mộc mạc. Bác giản dị từ nơi ở, trang phục, câu nói, bài viết, đến bữa ăn hàng ngày. Người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể, tiếp thu bao nền văn hóa trên thế giới nhưng bác vẫn không quên những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Người không chỉ là một nhà chính trị lỗi lạc mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Bác Hồ là hình ảnh đẹp nhất về một con người chân chính của mọi thời đại. Chúng ta tự hào về Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người là kết tinh tinh hoa truyền thống bốn ngàn năm của dân tộc Việt Nam.

C. Hoạt động vận dụng

Viết bài văn theo một trong hai đề sau:

(Trang 109 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). Đề 1: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa văn chương đối với đời sống.

(Trang 109 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). Đề 2: Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Muốn lành nghề chớ nề học hỏi”

Trả lời:

Đề 1: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa văn chương đối với đời sống.

Ý nghĩa văn chương là “hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống”. Nguồn gốc của văn chương “cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha”. Văn học phản ánh hiện thực, nâng cao nhận thức hiện thực, giúp người đọc “hình dung sự sống muôn hình vạn trạng”; văn học còn “sáng tạo ra sự sống”, đó là điều kì diệu của thơ văn. Ví dụ, ta đọc những bài thơ như “Khoảng Trời, hố bom” (Lâm Thị Mỹ Dạ), “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)…, ta hình dung được, tái hiện được cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta trải qua muôn vàn khó khăn ác liệt, tuổi trẻ Việt Nam rất anh hùng:

        “Không có kính, không phải vì xe không có kính

        Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi

        Ung dung buồng lái ta ngồi

        Nhìn đất, nhìn Trời, nhìn thẳng…”

(Phạm Tiến Duật)

Nguồn gốc của văn chương “là tình cảm, là lòng vị tha”; thơ văn đich thực có “mãnh lực lạ lùng” có thể làm cho độc giả vui, buồn, mừng, giận… Đó chính là tính giáo dục của văn chương. Văn chương có tính nhân bản đã góp phần nhân đạo hóa con người. Ta yêu kính cha mẹ hơn, hiếu thảo hơn khi đọc bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn”. Ta thầm nhớ công ơn người trồng cây, gieo hạt, nhờ họ, ta được nếm hương đời,vị đời:

         “Ai ơi bưng bát cơm đầy,

        Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Văn chương rất kì diệu, thể hiện những ước mơ, khát vọng của con người, “gây cho ta những tình cảm ta không có (hoặc sẽ có), luyện những tình cảm ta sẵn có” như Hoài Thanh đã nói. Thương người, yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, say mê học tập và lao động, sáng tạo, mơ ước vươn tới những chân Trời bao la,… những tình cảm ấy là do cuộc sống, do văn chương mà tâm hồn ta được bồi đắp.

Văn chương làm cho cuộc đời thêm đẹp, cuộc sống thêm sắc màu ý vị, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn:“Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”.

Cuộc đời không thể thiếu văn chương. Văn chương sáng tạo ra cái đẹp, làm cho ta thấy cuộc đời đẹp hơn, đáng yêu hơn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1001

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống