Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
I. Đôi nét về tác giả ÉT-MÔN-ĐÔ ĐƠ A-MI-XI
– Ét-môn-đô đơ A-mi-xi sinh năm 1846, mất năm 1908, quê ông ở Ô-nê-gli-a, xứ Li-gu-ri-a trên bờ biển tây bắc nước Ý
– Ông là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa, nhà văn lỗi lạc của nước Ý
– Năm 1866, khi chưa đầy 20 tuổi, Ét-môn-đô Đơ A-mi-xi đã là sĩ quan chính trị, chiến đấu cho nền độc lập, tự do, thống nhất của đất nước. Hai năm sau khi chiến tranh kết thúc, ông rời quân ngũ đi du lịch ở nhiều nước như Hà Lan, Ma-rốc, Tây Ban Nha, Pháp,…
– Năm 1891, ông gia nhập Đảng Xã hội Ý, chiến đấu cho công bằng xã hội và hạnh phúc của nhân dân lao động
– Đặc điểm sáng tác: cuộc đời hoạt động xã hội và con đường văn chương đối với A-mi-xi chỉ là một. Độc lập, thống nhất của Tổ quốc, hạnh phúc và tình thương của con người là lí tưởng và cảm hứng văn chương của ông, kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh
– Các tác phẩm chính:
+ Truyện: Cuộc đời của các chiến binh (1868), Những tấm lòng cao cả (1886), Trên đại dương (1889), Cuốn truyện của một người thầy (1890)…
+ Du kí: Tây Ban Nha (1873), Hà Lan (1874), Ma-rốc (1875), Côn-ktan-ti-no-pô-li (1881),…
+ Phê bình văn học: Chân dung văn hào (1881)
+ Luận văn chính trị – xã hội: Nội chiến, Vấn đề xã hội
II. Đôi nét về tác phẩm Mẹ tôi
1. Hoàn cảnh ra đời (xuất xứ)
Văn bản “Mẹ tôi” rút từ tập “Những tấm lòng cao cả” (1886)
2. Tóm tắt
En-ri-cô đã vô tình ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện nên đã viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương, vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu thương, sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô. Trước cách cư xử tế nhị, khéo léo nhưng cũng rất kiên quyết, gay gắt của bố, En-ri-cô cảm thấy rất hối hận
3. Bố cục (2 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “Đọc thư tôi xúc động vô cùng”): Lời tự bộc lộ của đứa con khi nhận được thư của bố
– Phần 2 (còn lại): Tình cảm, thái độ của người bố trước lỗi lầm của con và sự gợi nhắc về tình mẫu tử
4. Giá trị nội dung
– Người mẹ luôn có vai trò to lớn và quan trọng trong gia đình và đặc biệt là đối với những đứa con
– Tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng và đáng trân quý nhất đối với mỗi người. “Con hãy nhớ rằng, tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.”
5. Giá trị nghệ thuật
– Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ
– Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa tận tụy, giàu đức hi sinh, hết lòng vì con
– Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con
III. Dàn ý phân tích tác phẩm Mẹ tôi
I. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Ét-môn-đô Đơ A-mi-xi (những nét chính về cuộc đời, các sáng tác chính, đặc điểm sáng tác,…)
– Giới thiệu về văn bản “Mẹ tôi” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh người bố viết thư cho En-ri-cô
– En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà
– Để giúp con suy nghĩ kĩ, nhận ra và sửa lỗi lầm của mình, bố đã viết thư cho En-ri-cô
– Thái độ của En-ri-cô khi nhận được thư của bố: rất xúc động
2. Tình cảm, thái độ của người bố trước lỗi lầm của con và sự gợi nhắc về tình mẫu tử
a) Tình cảm và thái độ của bố trước lỗi lầm của con:
– Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố vậy
– Bố không nén được cơn giận dữ
– Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?
– Thật đáng xấu hổ và nhục nhã
⇒ Bằng việc sử dụng các hình ảnh so sánh,cùng câu hỏi tu từ và câu cầu khiến đã thể hiện rõ sự đau đớn, buồn bã và tức giận của người bố trước hành vi thiếu lễ độ với mẹ của En-ri-cô
b) Hình ảnh người mẹ qua lời gợi nhắc của bố
– Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng mình có thể mất con
– Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn,
– Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con
– Mẹ dịu dàng, hiền hậu
⇒ Mẹ là người dịu dàng, hiền hậu, bao dung, vị tha, giàu đức di sinh, luôn luôn hết lòng yêu thương, chăm sóc cho con. Người mẹ thật lớn lao, cao cả
c) Lời khuyên của người bố
– Không bao giờ được thốt ra một lời nói nặng với mẹ
– Con hãy xin lỗi mẹ, không phải vì bố, mà vì sự thành khẩn trong lòng
– Con hãy cầu xin mẹ hôn con
⇒ Lời khuyên nhủ nhẹ nhàng, chân thành và sâu sắc của người bố trước lỗi lầm của con. Chính điều này đã làm cho En-ri-cô nhận ra và biết cách sửa chữa lỗi của mình
III. Kết bài
– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: Văn bản giúp chúng ta hiểu ra rằng mẹ là người luôn yêu thương, hi sinh cho chúng ta và tình cảm đối với cha mẹ luôn là tình cảm thiêng liên nhất đối với mỗi người
+ Nghệ thuật: nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn, ngôn ngữ, giọng văn giàu sức biểu cảm,…
– Cảm nghĩ của bản thân về mẹ, về tình cảm gia đình