Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Đề kiểm tra GDCD lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Hành vi nào thể hiện sống giản dị:
A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.
B. Tổ chức sinh nhật linh đình.
C. Diễn đạt dài dòng.
D. Giản dị là qua loa đại khái.
Câu 2: Thấy các bạn đánh nhau trong lớp, em sẽ:
A. Cùng hưởng ứng.
B. Không quan tâm.
C. Can ngăn ngay.
D. Xúi giục các bạn khác đánh phụ.
Câu 3:Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện lòng tự trọng?
A. Chết vinh hơn sống nhục.
B. Đói cho sạch, rách cho thơm.
C. Cây ngay không sợ chết đứng.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực:
A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.
B. Không nói khuyết điểm của bản thân.
C. Nói với cô giáo là nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi.
D.Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?
A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.
B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.
C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.
D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.
Câu 6: Hành vi nào đúng với truyền thống tôn sư trọng đạo?
A. Lễ phép với tất cả thầy, cô giáo.
B. Không tàm theo lời dạy bảo của thầy, cô giáo.
C. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy, cô giáo đang trực tiếp dạy mình.
D. Không thăm hỏi các thầy, cô giáo cũ.
Câu 7: Ý kiến nào dưới đây là đúng về lòng tự trọng?
A . Tự trọng là coi trọng danh dự của mình.
B . Tự trong là luôn đề cao cá nhân mình trước mọi người.
C . Tự trong là từ chối sự giúp đỡ của người khác, kể cả bạn bè và người thân.
D. Tự trong là biết coi trong và giữ gìn phẩm cách của mình.
Câu 8: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?
A. Giàu có, cha mẹ hay cải nhau.
B. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng.
C. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.
D. Anh em bất hòa
Câu 9: Khi bạn ngồi bên cạnh bị ốm không đi học được, em sẽ làm gì?
A. Đến động viên, chép bài giúp bạn ấy.
B . Kệ bạn ấy.
C. Không quan tâm, việc ai người đó làm.
D. Cầu mong bạn ấy ốm thật lâu.
Câu 10: Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào định nghĩa “tự tin”:
Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự…………………. và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động.
A. khuyên bảo.
B. cân nhắc mình.
C. quyết định.
D. định hướng.
Câu 11: Đạo đức là những …của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện?. Trong dấu “…” đó là?
A. Quy chế và cách ứng xử.
B. Nội quy và cách ứng xử.
C. Quy định và chuẩn mực ứng xử.
D. Quy tắc và cách ứng xử.
Câu 12: Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu “…” đó là?
A. Nội quy chung.
B. Quy tắc chung.
C. Quy chế chung.
D. Quy định chung.
Câu 13: Việc cảnh sát xử phạt đối với những thanh niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách thể hiện điều gì?
A. Tính đạo đức và tính kỉ luật.
B. Tính Trung thực và thẳng thắn.
C. Tính răn đe và giáo dục.
D. Tính tuyên truyền và giáo dục.
Câu 14: Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Không có mối quan hệ với nhau.
B. Chỉ có đạo đức có vai trò quan trọng, kỷ luật không quan trọng.
C. Chỉ có kỷ luật có vai trò quan trọng, đạo đức không quan trọng.
D. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Câu 15: Người có đạo đức là người …và người chấp hành tốt kỉ luật là người …. Trong dấu “…” đó là ?
A. Tự giác tuân thủ kỷ luật và có đạo đức.
B. Có ý thức và trách nhiệm.
C. Có văn hóa và trách nhiệm.
D. Tự giác tuân thủ nội quy và quy chế.
Câu 16: Vào lúc rảnh rỗi, D dành 1 phần thời gian để giúp đỡ mẹ việc nhà và 1 phần thời gian để học tập trau dồi thêm kiến thức. Việc làm của D cho thấy D là người như thế nào?
A. D là người có lòng tự trọng.
B. D là người có đạo đức và kỉ luật.
C. D là người sống giản dị.
D. D là người trung thực.
Câu 17: Trong giờ chào cờ, bạn Q liên tục ngồi nói chuyện, nói tục và chửi bậy các bạn trong lớp. Thầy giáo P đã phát hiện bạn Q nói chuyện trong giờ chào cờ nên đề nghị bạn Q lên đứng trước cờ. Tuy nhiên bạn Q đứng trước cờ nhưng vẫn cười đùa, trêu trọc các bạn ngồi dưới. Điều đó cho thấy Q là người như thế nào?
A. Q là người vô duyên.
B. Q là người vô cảm.
C. Q là người không trung thực.
D. Q là người không có lòng tự trọng.
Câu 18: Trong giờ sinh hoạt lớp, trong tuần 3 bạn K bị mắc 7 lỗi nói chuyện trong giờ học và 2 lỗi vi phạm quy chế thi. Đã nhiều lần cô giáo nhắc nhở nhưng bạn K vẫn vi phạm và bạn K cho rằng bạn K làm gì thì kệ bạn K không liên quan đến các bạn và cô giáo. Là bạn học cùng lớp em sẽ làm gì để giúp bạn K cải thiện tính đó?
A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
B. Nói với bố mẹ bạn K để bố mẹ bạn K dạy giỗ.
C. Không chơi cùng với bạn K vì bạn K là người vô ý thức.
D. Nhắc nhở, giúp đỡ bạn trong học tập và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
Câu 19: Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
A. Vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
B. Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.
C. Nhận được sự quý trọng của mọi người.
D. Cả A,B, C.
Câu 20: Đã nhiều lần bạn V hứa trước lớp là sẽ không nói chuyện trong giờ. Nhiều lần nhắc nhỏ nhưng bạn V vẫn vi phạm lỗi. Điều đó cho thấy V là người như thế nào ?
A. V là người không có lòng tự trọng.
B. V là người lười biếng.
C. V là người dối trá.
D. V là người vô cảm.
Câu 21: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết.
B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 22: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
D. Trêu tức bạn.
Câu 23 : Hành động nào là biểu hiện của yêu thương con người?
A. Khuyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.
B. Gặt lúa giúp gia đình người già.
C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.
D. Cả A,B, C.
Câu 24 : Hành động nào là biểu hiện không yêu thương con người?
A. Đánh chửi bố mẹ.
B. Đánh thầy giáo.
C. Đánh bạn cùng lớp vì không cho chép bài.
D. Cả A,B, C.
Câu 25: Yêu thương con người là gì?
A. Quan tâm người khác.
B. Giúp đỡ người khác.
C. Làm những điều tốt đẹp cho người khác.
D. Cả A,B, C.
Câu 26: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người yêu quý và kính trọng.
B. Mọi người kính nể và yêu quý.
C. Mọi người coi thường.
D. Mọi người xa lánh.
Câu 27: Gia đình ông Q buôn bán thuốc phiện, gia đình luôn sống vui vẻ và hạnh phúc và rất hay ủng hộ tiền cho thôn và xã để xây dựng nhà văn hóa. Gia đình ông Q có đạt gia đình văn hóa không?
A. Không vì gia đình ông Q vi phạm pháp luật vì buôn bán hàng cấm.
B. Có vì gia đình ông Q sống vui vẻ hạnh phúc không có bất đồng .
C. Có vì gia đình ông Q có công trong việc ủng hộ xây dựng nhà văn hóa.
D. Cả A và B.
Câu 28: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân được gọi là?
A. Gia đình đoàn kết.
B. Gia đình hạnh phúc.
C. Gia đình vui vẻ.
D. Gia đình văn hóa.
Câu 29: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?
A. Xây dựng xã hội tươi đẹp.
B. Xây dựng xã hội lành mạnh.
C. Xây dựng xã hội phát triển.
D. Xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.
Câu 30: Góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải làm gì?
A. Chăm ngoan, học giỏi.
B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.
C. Không ăn chơi đua đòi.
D. Cả A,B, C.
Câu 31: Ai là người có thẩm quyền công nhận gia đình văn hóa tại các xã, phường, thị trấn?
A. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
B. Trưởng công an xã, phường, thị trấn.
C. Chủ tịch UBND huyện.
D. Chủ tịch UBND tỉnh.
Câu 32: Giờ kiểm tra môn toán V thấy N có đáp án khác mình nên đành xóa đáp án và chép câu trả lời của N. Việc làm đó thể hiện điều gì ?
A. V là người không tự tin.
B. V là người tiết kiệm.
C. V là người nói khoác.
D. V là người trung thực.
Câu 33: Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chăn, không hoang mang, dao động được gọi là?
A. Tự tin.
B. Tự ti.
C. Trung thực .
D. Tiết kiệm.
Câu 34: Tự tin có ý nghĩa như thế nào?
A. Có thêm kinh nghiệm.
B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.
C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
D. Cả A,B, C.
Câu 35: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần phải làm gì?
A. Giúp con người có thêm sức mạnh.
B. Giúp con người có thêm nghị lực.
C. Giúp con người làm nên sự nghiệp lớn.
D. Cả A,B, C.
Câu 36: Đối lập với tự tin là?
A. Tự ti, mặc cảm.
B. Tự trọng.
C. Trung thực.
D. Tiết kiệm.
Câu 37: Tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì ?
A. Giản dị.
B. Tiết kiệm.
C. Lòng tự trọng.
D. Khiêm tốn.
Câu 38 : Biểu hiện của lòng tự trọng là?
A. Giữ đúng lời hứa.
B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
C. Không nói dối.
D. Cả A,B, C.
Câu 39 : Biểu hiện của không có lòng tự trọng là?
A. Đọc sai điểm để được điểm cao.
B. Không giữ đúng lời hứa.
C. Bịa đặt, nói xấu người khác.
D. Cả A,B, C.
Câu 40: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn …, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội ? Trong dấu “…” đó là?
A. Danh dự.
B. Uy tín.
C. Phẩm cách.
D. Phẩm giá.
Đáp án & Thang điểm
1 | A | 11 | C | 21 | B | 31 | A |
2 | C | 12 | D | 22 | C | 31 | A |
3 | D | 13 | A | 23 | D | 33 | A |
4 | D | 14 | D | 24 | D | 44 | D |
5 | B | 15 | A | 25 | C | 35 | D |
6 | A | 16 | B | 26 | A | 36 | A |
7 | D | 17 | D | 27 | A | 37 | C |
8 | C | 18 | D | 28 | D | 38 | D |
9 | A | 19 | D | 29 | D | 39 | D |
10 | C | 20 | A | 30 | D | 40 | C |