Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 1 trang 6: Hãy nêu một vài ví dụ tương tự ở địa phương em để chứng minh sự đa dạng, phong phú của thế giới động vật như:
– Hãy kể tên các loài động vật được thu thập khi:
+ Kéo một mẻ lưới trên biển.
+ Tát một ao cá.
+ Đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ…
– Hãy kể tên các động vật tham gia vào “bản giao hưởng” thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta.
Trả lời:
– Các loài động vật được thu thập khi:
+ Kéo một mẻ lưới trên biển: các loài cá (thu, đuối, đối, ót, mòi, nục…); tôm; ghẹ; ốc; sứa…
+ Tát một ao cá: cá (cá chim, chép, rô phi, rô đồng, cá quả…); tép; trai; ốc bươu vàng; cua đồng; lươn…
+ Đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ: tép; tôm; cá nhỏ; trạch…
– Các động vật tham gia vào “bản giao hưởng” thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta: ếch; ve sầu; dế mèn…
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 1 trang 8: Hãy dựa vào các hình trên, điền tên động vật (*) mà em biết vào chú thích ở dưới hình 1.4 và trả lời các câu hỏi sau:
– Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
– Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực?
– Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Vì sao?
Trả lời:
– Chú thích hình 1.4:
+ Dưới nước có: mực, bạch tuộc, sao biển, lươn biển, cá chình điện, cá mặt quỷ, cá nhà táng…
+ Trên cạn có: tuần lộc, nai, hổ, báo, khỉ, sóc…
+ Trên không có: ong, bướm, diều hâu, đại bàng…
– Đặc điểm giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực:
+ Lông bụng trắng giống màu tuyết giúp lẩn trốn. lông lưng màu đen hấp thu nhiệt tốt hơn
+ Lớp mỡ dày giữ ấm
+ Bộ lông không thấm nước để không ướt khi bơi
– Nguyên nhân khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực:
+ Khí hậu ấm áp
+ Không có hiện tượng khí hậu quá lạnh giá
+ Độ ẩm cao
+ Thực vật phát triển đa dạng hơn
– Động vật nước ta đa dạng, phong phú. Vì khí hậu nước ta là nhiệt đới => thuận lợi cho sự phát triển của thực vật => động vật phát triển mạnh hơn.
Câu 1 trang 8 Sinh học 7: Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em? Chúng đa dạng, phong phú không?
Trả lời:
– Những động vật thường gặp ở địa phương:
+ Dưới nước: cá, tôm, cua, ốc, trai, lươn, trạch, mực, nghêu, sò, bạch tuộc…
+ Trên cạn: gà, vịt, ngan, rắn, chuột…
+ Trên không: bướm, ong, chim…
– Chúng rất đa dạng và phong phú.
Câu 2 trang 8 Sinh học 7: Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi đa dạng, phong phú?
Trả lời:
– Săn bắt động vật hợp lí.
– Mở rộng các vùng thực vật để động vật có nơi sống.
– Bảo vệ và cho sinh sản nhiều với động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
– Cấm săn bắt động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.