Chương 4: Ngành thân mềm

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 18 trang 63: Quan sát hình 18.1, 2, 3, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:

– Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải làm thế nào? Trai chết thì vỏ mở, tại sao?

– Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, tại sao?

Trả lời:

– Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải cắt đứt được cơ khép vỏ trước và sau. Trai chết thì vỏ mở do cơ khép vỏ không hoạt động mà duỗi thẳng ra nên vỏ mở.

– Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét do vỏ trai có cấu tạo là đá vôi nên khi mài gây ra nhiệt độ cao làm có mùi khét.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 18 trang 63: Quan sát hình 18.4, giải thích cơ chế giúp trai di chuyển được trong bùn theo chiều mũi tên.

Trả lời:

– Vỏ trai hé mở → chân trai thò ra, thụt vào cùng với sự đóng mở vỏ trai nên trai sông di chuyển về phía trước.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 18 trang 64: Quan sát hình 18.3, 4, trả lời các câu hỏi sau:

– Dòng nước qua ống hút vào khoang áo mang theo những gì vào miệng trai và mang trai?

– Trai lấy mồi ăn (thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và ôxi chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào, vậy đó là kiểu dinh dưỡng gì (chủ động hay thụ động)?

Trả lời:

– Dòng nước qua ống hút vào khoang áo mang theo nước, khí (ôxi, cacbonic), thức ăn (vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) vào miệng trai và mang trai.

– Trai lấy mồi ăn (thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và ôxi chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào, vậy đó là kiểu dinh dưỡng chủ động. Do chúng chủ động hút nước vào và thải nước ra, và chủ động lấy thức ăn, ôxi trong nước.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 18 trang 64: Thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:

– Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ?

– Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá?

Trả lời:

– Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ: được bảo vệ và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.

– Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá: được cá bảo vệ, sử dụng dinh dưỡng ở nơi bám, phát tán đi đến nơi ở mới.

Câu 1 trang 64 Sinh học 7: Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?

Trả lời:

– Khi gặp nguy hiểm, trai chui hết phần thân mềm vào và đóng kín hai mảnh vỏ lại.

– Nhờ có cơ khép vỏ và dây chằng giúp trai nhanh chóng đóng vỏ khi gặp nguy hiểm.

Câu 2 trang 64 Sinh học 7: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?

Trả lời:

– Trai lấy mồi ăn (thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và ôxi chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào → Giúp lọc sach nước.

Câu 3 trang 64 Sinh học 7: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?

Trả lời:

Ấu trùng trai bám vào da và mang cá → khi thả cá, cá mang theo ấu trùng trai sông vào ao.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1186

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống