Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 55 trang 179: Hãy cho biết, ở Động vật không xương sống, những đại diện nào có hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi, hoặc mọc chồi.
Trả lời:
– Phân đôi: trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng sốt rét (động vật nguyên sinh)
– Nảy chồi: thủy tức, san hô, hải quỳ (ruột khoang)
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 55 trang 179: Thảo luận và trả lời câu hỏi:
– Hãy so sánh hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính.
– Hãy cho biết giun đất, giun đũa, cá thể nào là lưỡng tính, phân tính và có hình thức thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong.
Trả lời:
– So sánh hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính.
+ Giống: tạo ra cá thể mới, duy trì nòi giống
+ Khác:
Sinh sản vô tính | Sinh sản hữu tính |
– Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái – Con cái giống hệt con ban đầu – Nhiều hạn chế |
– Có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái – Con cái có sai khác so với bố mẹ ban đầu – Ưu điểm hơn |
– Giun đất là lưỡng tính, thụ tinh trong. Giun đũa phân tính, thụ tinh trong.
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 55 trang 180: – Lựa chọn câu thích hợp điền vào các ô trống ở bảng sau:
Bảng. Sự sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật
Tên loài | Thụ tinh | Sinh sản | Phát triển phôi | Tập tính bảo vệ trứng | Tập tính nuôi con |
Trai sông | |||||
Châu chấu | |||||
Cá chép | |||||
Ếch đồng | |||||
Thằn lằn bóng đuôi dài | |||||
Chim bồ câu | |||||
Thỏ | |||||
Những câu lựa chọn |
– Thụ tinh ngoài – Thụ tinh trong |
– Đẻ con – Đẻ trứng |
– Biến thái – Trực tiếp (không nhau thai) – Trực tiếp (có nhau thai) |
– Đào hang, lót ổ – Làm tổ, ấp trứng – Không đào hang, không làm tổ |
– Bằng sữa diều, mớm mồi – Bằng sữa mẹ – Con non (ấu trùng hay nòng nọc) tự đi kiếm mồi. |
Trả lời:
Tên loài | Thụ tinh | Sinh sản | Phát triển phôi | Tập tính bảo vệ trứng | Tập tính nuôi con |
Trai sông | Thụ tinh ngoài | Đẻ trứng | Trực tiếp (không nhau thai) | Không đào hang, không làm tổ | Con non (ấu trùng hay nòng nọc) tự đi kiếm mồi |
Châu chấu | Thụ tinh ngoài | Đẻ trứng | Biến thái | Không đào hang, không làm tổ | Con non (ấu trùng hay nòng nọc) tự đi kiếm mồi |
Cá chép | Thụ tinh ngoài | Đẻ trứng | Trực tiếp (không nhau thai) | Không đào hang, không làm tổ | Con non (ấu trùng hay nòng nọc) tự đi kiếm mồi |
Ếch đồng | Thụ tinh ngoài | Đẻ trứng | Biến thái | Không đào hang, không làm tổ | Con non (ấu trùng hay nòng nọc) tự đi kiếm mồi |
Thằn lằn bóng đuôi dài | Thụ tinh trong | Đẻ trứng | Trực tiếp (không nhau thai) | Không đào hang, không làm tổ | Con non (ấu trùng hay nòng nọc) tự đi kiếm mồi |
Chim bồ câu | Thụ tinh trong | Đẻ trứng | Trực tiếp (không nhau thai) | Làm tổ, ấp trứng | Bằng sữa diều, mớm mồi |
Thỏ | Thụ tinh trong | Đẻ con | Trực tiếp (có nhau thai) | Đào hang, lót ổ | Bằng sữa mẹ |
Những câu lựa chọn |
– Thụ tinh ngoài – Thụ tinh trong |
– Đẻ con – Đẻ trứng |
– Biến thái – Trực tiếp (không nhau thai) – Trực tiếp (có nhau thai) |
– Đào hang, lót ổ – Làm tổ, ấp trứng – Không đào hang, không làm tổ |
– Bằng sữa diều, mớm mồi – Bằng sữa mẹ – Con non (ấu trùng hay nòng nọc) tự đi kiếm mồi. |
– Sự thụ tinh trong: tăng xác suất trứng được thu tinh
– Sự đẻ con: tăng tỉ lệ con non được sinh ra
– Phôi phát triển trực tiếp không hoặc có nhau thai: con non khỏe mạnh, cứng cáp
– Các hình thức bảo vệ trứng: ngăn trứng bị động vật ăn trứng khác ăn thịt.
– Nuôi con: tăng tỉ lệ sống của con non, con non được bảo vệ khỏe mạnh, lớn lên bình thường.
Câu 1 trang 181 Sinh học 7: Hãy kể tên các hình thức sinh sản ở động vật và sự phân biệt các hình thức sinh sản đó.
Trả lời:
– Các hình thức sinh sản: sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính.
– Phân biệt:
Sinh sản vô tính | Sinh sản hữu tính |
– Không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái – Con cái giống hệt con ban đầu – Nhiều hạn chế |
– Có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái – Con cái có sai khác so với bố mẹ ban đầu – Ưu điểm hơn |
Câu 2 trang 181 Sinh học 7: Giải thích sự tiến hóa hình thức sinh sản hữu tính, cho ví dụ.
Trả lời:
– Từ thụ tinh ngoài (cá, ếch đồng) đến thụ tinh trong (thỏ, chim bồ câu)
– Từ đẻ trứng (giun, rắn, ếch, cá) đến đẻ con (thỏ, gia súc, linh trưởng)
– Từ không chăm sóc trứng (cá, ếch) → có chăm sóc trứng (chim), con non không được chăm sóc → con non được chăm sóc (thỏ, hổ, sư tử)