Chương I: Phép nhân và phép chia các đa thức

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A+B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức

1. (Trang 15 Toán 8 VNEN Tập 1)

a) Với a, b là hai số tùy ý, hãy tính: (a + b)(a2 – ab + b2). So sánh kết quả vừa tính được với a3 + b3.

Lời giải:

Có: (a + b)(a2 – ab + b2) = a3 – a2b + ab2 + a2b – ab2 + b3 = a3 + b3.

Như vậy, (a + b)(a2 – ab + b2) = a3 + b3.

b) Thực hiện theo các yêu cầu:

– Viết 8x3 + 27 dưới dạng tích.

– Viết (x + 3)(x2 – 3x + 9) dưới dạng tổng.

Lời giải:

– Có: 8x3 + 27 = (2x)3 + 33 = (2x + 3)[(2x)2 – 2x.3 + 32] = (2x + 3)(4x2 – 6x + 9).

– Có: (x + 3)(x2 – 3x + 9) = (x + 3)(x2 – 3x + 32) = x3 + 33 = x3 + 27.

2. (Trang 16 Toán 8 VNEN Tập 1)

a) Với a, b là hai số tùy ý, hãy tính: (a – b)(a2 + ab + b2). So sánh kết quả vừa tính được với a3 – b3.

Trả lời:

Có: (a – b)(a2 + ab + b2) = a3 + a2b + ab2 – a2b – ab2 – b3 = a3 – b3.

Như vậy, (a – b)(a2 + ab + b2). = a3 – b3.

b) Thực hiện các yêu cầu sau:

– Viết 8x3 – 27y3 dưới dạng tích.

– Hãy đánh dấu x vào ô trống có đáp số đúng của tích: (2 – x)(4 + 2x + x2).

Lời giải:

– Có: 8x3 – 27y3 = (2x)3 – (3y)3 = (2x – 3y)[(2x)2 + 2x.3y + (3y)2] = (2x – 3y)(4x2 + 6xy + 9y2).

C. Hoạt động luyện tập

1 (Trang 16 Toán 8 VNEN Tập 1)

a) Viết lại bảy hằng đẳng thức đáng nhớ.

b) Hãy phát biểu bằng lời các hằng đẳng thức: Tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương.

Lời giải:

a) Bảy hằng đẳng thức đáng nhớ:

(1) Bình phương của một tổng: (A + B)2 = A2 + 2AB + B2.

(2) Bình phương của một hiệu: (A – B)2 = A2 – 2AB + B2.

(3) Hiệu hai bình phương: A2 – B2 = (A + B)(A – B).

(4) Lập phương của một tổng: (A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3.

(5) Lập phương của một hiệu: (A – B)3 = A3 – 3A2B + 3AB2 – B3.

(6) Tổng hai lập phương: A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2).

(7) Hiệu hai lập phương: A3 – B3 = (A – B)(A2 + AB + B2).

b) – Tổng các lập phương bằng tích của tổng hai số và bình phương thiếu của một hiệu.

– Hiệu các lập phương bằng tích của hiệu hai số và bình phương thiếu của một tổng.

2 (Trang 16 Toán 8 VNEN Tập 1)

Rút gọn các biểu thức sau:

a) (x – 3)(x2 + 3x + 9) – (54 + x3);

b) (3x + y)(9x2 – 3xy + y2) – (3x – y)(9x2 + 3xy + y2).

Lời giải:

a) (x – 3)(x2 + 3x + 9) – (54 + x3) = x3 – 33 – (54 + x3) = x3 – 27 – 54 – x3 = -81;

b) (3x + y)(9x2 – 3xy + y2) – (3x – y)(9x2 + 3xy + y2) = 9x3 + y3 – (9x3 – y3) = 2y3.

3 (Trang 16 Toán 8 VNEN Tập 1)

Chứng minh rằng:

a) a3 + b3 = (a + b)3 – 3ab(a + b);

b) a3 – b3 = (a – b)3 + 3ab(a – b).

Áp dụng: Tính a3 + b3 biết ab = 12 và a + b = -7.

Lời giải:

a) a3 + b3 = (a + b)3 – 3ab(a + b);

Ta có:

VP = (a + b)3 – 3ab(a + b) = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3 – 3a2b – 3ab2 = a3 + b3 = VT (đpcm).

b) a3 – b3 = (a – b)3 + 3ab(a – b).

Ta có:

VP = (a – b)3 + 3ab(a – b) = a3 – 3a2b + 3ab2 – b3 + 3a2b – 3ab2 = a3 – b3 = VT (đpcm).

Áp dụng: Tính a3 – b3 biết ab = 12 và a + b = -7.

Có: a3 – b3 = (a + b)3 – 3ab(a + b) = (-7)3 – 3.12(-7) = -91.

4 (Trang 17 Toán 8 VNEN Tập 1)

Điền các đơn thức thích hợp vào chỗ trống:

a) (x + 3y)(…… – …… + ……) = x3 + 27y3;

b) (2x – ……)(…… + 6xy +……) = 8x3 – 27y3.

Lời giải:

a) (x + 3y)(…x2… – …3xy… + …9y2…) = x3 + 27y3;

b) (2x – …3y…)(…4x2… + 6xy +…9y2…) = 8x3 – 27y3.

5 (Trang 17 Toán 8 VNEN Tập 1)

Tính nhanh kết quả của các biểu thức sau:

a) A = 532 + 106.46 + 472;

b) B = 54.34 – (152 – 1)(152 + 1);

c) C = 502 – 492 + 482 – 472 + … + 22 – 12.

Lời giải:

a) A = 532 + 106.46 + 472 = 532 + 2.53.47 + 472 = (53 + 47)2 = 1002 = 10000;

b) B = 54.34 – (152 – 1)(152 + 1) = (15)4 – (154 – 1) = 154 – 154 + 1 = 1;

c) C = 502 – 492 + 482 – 472 + … + 22 – 12

= (50 – 49)(50 + 49) + (48 – 47)(48 + 47) + … + (2 – 1)(2 + 1)

= 50 + 49 + 48 + 47 + … + 2 + 1 = (50 + 1).50 : 2 = 1275.

D+E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng

1. (Trang 17 Toán 8 VNEN Tập 1)

Trong hai số sau, số nào lớn hơn?

a) A = 2015.2017 và B = 20162.

b) C = (2 + 1)(22 + 1)(24 + 1)(28 + 1)(216 + 1) và D = 232.

Lời giải:

a) Ta có:

A = 2015.2017 = (2016 – 1)(2016 + 1) = 20162 – 1 < 20162 = B.

Vì vậy A < B.

b) Ta có:

C = (2 + 1)(22 + 1)(24 + 1)(28 + 1)(216 + 1)

= (2 – 1)(2 + 1)(22 + 1)(24 + 1)(28 + 1)(216 + 1)

= (22 – 1)(22 + 1)(24 + 1)(28 + 1)(216 + 1)

= (24 – 1)(24 + 1)(28 + 1)(216 + 1)

= (28 – 1)(28 + 1)(216 + 1)

= (216 – 1)(216 + 1) = 232 – 1 < 232 = D.

Vì vậy C < D.

2. (Trang 17 Toán 8 VNEN Tập 1)

Cho x – y = 11. Tính giá trị biểu thức:

M = x3 – 3xy(x – y) – y3 – x2 + 2xy – y2.

Lời giải:

M = x3 – 3xy(x – y) – y3 – x2 + 2xy – y2

= x3 – 3x2y + 3xy2 – y3 – (x2 – 2xy + y2)

= (x – y)3 – (x – y)2.

Thay x – y = 11, ta được: M = 112 – 112 = 1210.

3. (Trang 17 Toán 8 VNEN Tập 1)

Chứng minh rằng các biểu thức sau luôn nhận giá trị âm với mọi giá trị của biến:

a) -9x2 + 12x – 17;

b) -11 – (x – 1)(x + 2).

Lời giải:

a) -9x2 + 12x – 17 = -(9x2 – 12x + 4) – 13= -[(3x)2 – 2.3x.2 + 22] – 13= -(3x – 2)2 – 13 < 0 với mọi giá trị của biến.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 990

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống