Chương I: Tứ giác

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

C. Hoạt động luyện tập

D. Hoạt động vận dụng

1 (Trang 93 Toán 8 VNEN Tập 1)

a) Em hãy chứng tỏ phát biểu sau đây là sai:

“Nếu một hình thang có hai cạnh bên bằng nhau thì đó là một hình thang cân”.

b) Cho tam giác ABC có ba góc nhọn. Gọi O là trung điểm của BC. Gọi D là điểm đối xứng của A qua BC; E là điểm đối xứng của A qua O.

Chứng minh rằng BCED là hình thang cân.

Lời giải:

a) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau chưa chắc là hình thang cân.

Hình thang cân khi và chỉ khi:

– Hình thang có hai góc kề đáy bằng nhau.

– Hình thang có hai đường chéo bằng nhau.

Hình vẽ dưới đây biểu diễn một tứ giác có hai đáy song song và hai cặp cạnh bên bằng nhau. Tuy nhiên, đây không phải là hình thang cân mà là hình bình hành.

b)

Gọi giao điểm của AD với BC là I.

Ta có:

A đối xứng với D qua BC ⇒ AD ⊥ BC tại I và I là trung điểm của AD.

E đối xứng với A qua O ⇒ O là trung điểm AE.

Xét tam giác ADE, có: I là trung điểm của AD và O là trung điểm AE (cmt)

⇒ IO là đường trung bình của tam giác ADE

⇒ IO // DE hay BC // DE ⇒ BDEC là hình thang (1).

Dễ dàng chứng minh được ⊥OAB = ⊥OEC (c.g.c) ⇒

Có AD ⊥ BI tại trung điểm I của AD ⇒ Tam giác BAD cân tại B ⇒

Từ (1) và (2) ⇒ BCED là hình thang cân.

2 (Trang 93 Toán 8 VNEN Tập 1)

a) Hình thang vuông có thể là hình thang cân được không? Vì sao?

b) Hình thang cân thì có thể là hình thang vuông được không? Vì sao?

Lời giải:

a) Hình thang vuông là hình thang cân khi và chỉ khi nó là hình chữ nhật.

b) Hình thang cân là hình thang vuông khi và chỉ khi nó là hình chữ nhật.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1178

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống