Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Với Vận dụng công thức tính diện tích để tính toán và chứng minh đẳng thức môn Toán lớp 8 phần Hình học sẽ giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức từ đó biết cách làm các dạng bài tập Toán lớp 8 Chương 2: Đa giác – Diện tích đa giác để đạt điểm cao trong các bài thi môn Toán 8.
Dạng bài: Vận dụng công thức tính diện tích để tính toán và chứng minh các yếu tố liên quan
A. Phương pháp giải
+) Vận dụng công thức diện tích các hình.
+) So sánh các yếu tố diện tích, cạnh, đường cao.
B. Ví dụ minh họa
Câu 1: Cho hình thang ABCD (AB//CD), đường cao AH, AB = 4cm; CD = 8cm, diện tích hình thang là 54 cm2. Tính độ dài AH?
Lời giải:
Câu 2: Cho tứ giác ABCD có đường chéo AC vuông góc với BD, diện tích của ABCD là 25cm2 ; BD = 5cm. Tính độ dài đường cao chéo AC?
Lời giải:
Câu 3: Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau. Biết AC = 6cm, BD = 8cm. Gọi M, N, P, Q theo thứ tự là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA. Gọi X, Y, Z, T theo thứ tự là trung điểm các cạnh MN, NP, PQ, QM. Chứng minh rằng MNPQ là hình chữ nhật.
Giải.
Trong ΔABD ta có:
M là trung điểm của AB
Q là trung điểm của AD
nên MQ là đường trung bình của ΔABD.
⇒ MQ // BD và MQ = 1/2 BD (tính chất đường trung bình của tam giác) (1)
Trong ΔCBD ta có:
N là trung điểm của BC
P là trung điểm của CD
nên NP là đường trung bình của ΔCBD
⇒ NP // BD và NP = 1/2 BD (tính chất đường trung bình của tam giác) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: MQ // NP và MQ = NP nên tứ giác MNPQ là hình bình hành
AC ⊥ BD (gt)
MQ // BD
Suy ra: AC ⊥ MQ
Trong ΔABC có MN là đường trung bình ⇒ MN // AC
Suy ra: MN ⊥ MQ hay (NMQ) = 90o
Vậy tứ giác MNPQ là hình chữ nhật.
Câu 1: Hãy tính AE ở hình bên dưới. Biết rằng:
Tam giác ADC vuông cân tại D, EB//DC, AD//BC,
diện tích tam giác ADC = 8,
diện tích tam giác BDC = 3.
Câu 2: Cho hình bình hành ABCD có AB = 6cm, AD = 5cm. Kẻ AH vuông góc với CD, kẻ AK vuông góc với BC. Biết AH = 4cm. Tính AK.
Câu 3: Cho hình bình hành ABCD có các điểm E, F, G, H lần lượt thuộc AB, BC, DA sao cho EG không song song với AD. Biết rằng diện tích EFGH bằng 1/2 diện tích ABCD. Chứng minh HF//CD.
Câu 4: Cho hình bình hành ABCD, trên BC lấy điểm I và trên AB lấy điểm K sao cho AI = CK. Gọi O là giao điểm của AI và CK. Chứng minh OD là phân giác của góc AOC.
Câu 5: Cho hình thang ABCD (AB // CD). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, CD. Một đường thẳng song song với hai đáy cắt AD ở E, MN ở I, BC ở F. Chứng minh IE = IF.
Câu 6: Cho hình vuông ABCD có độ dài cạnh 6cm. Trên AB, CD lần lượt lấy M, N sao cho AM = CN. Tìm vị trí của M để diện tích tứ giác AMCN bằng 1/9 diện tích tứ giác ABCD.
Câu 7: Cho ΔABC vuông cân, có cạnh huyền BC = a. Gọi D là trung điểm của AB. Điểm E di chuyển trên cạnh AC. Gọi H, K thứ tự là chân đường vuông góc kẻ từ D, E đến BC. Tính diện tích lớn nhất của hình thang DEKH. Khi đó hình thang trở thành hình gì?