Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Bộ 100 Đề thi Hóa học lớp 8 năm học 2021 – 2022 Học kì 1, Học kì 2 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức gồm các đề thi giữa kì, đề thi học kì bám sát hình thức đánh giá năng lực học sinh mới nhất theo Thông tư 22 của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Hi vọng bộ đề kiểm tra này sẽ giúp bạn ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi môn Hóa học lớp 8.
Bộ đề thi Hóa học lớp 8 này được tổng hợp, chọn lọc từ đề thi của các trường THCS trên cả được và được đội ngũ Giáo viên biên soạn lời giải chi tiết giúp học sinh dễ dàng rèn luyện, đánh giá năng lực của chính mình. Để xem chi tiết, mời quí bạn đọc lựa chọn một trong các bộ đề thi dưới đây:
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Hóa học lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi:
A. Proton và electron
B. Proton và nơtron
C. Nơtron và electron
D. Proton, nơtron và electron.
Câu 2. Dãy chất gồm các đơn chất:
A. Na, Ca, CuCl2, Br2.
B. Na, Ca, CO, Cl2
C. Cl2, O2, Br2, N2.
Câu 3. Công thức hoá học của hợp chất tạo bởi nguyên tố R với nhóm SO4 là R2(SO4)3. Công thức hoá học của hợp chất tạo bởi nguyên tố R và nguyên tố O là:
A. RO B. R2O3 C. RO2 D. RO3
Câu 4. Chất khí A có dA/H2 = 14 công thức hoá học của A là:
A. SO2 B. CO2 C. NH3 D. N2
Câu 5. Số phân tử của 16 gam khí oxi là:
A. 3. 1023 B. 6. 1023 C. 9. 1023 D. 12.1023
Câu 6. Đôt cháy hết một phân tử hợp chất A( chưa biết) cần 2 phân tử O2 . Sau phản ứng thu được 2 phân tử CO2 và 2 phân tử H2O. Công thức hoá học của hợp chất A là:
A. C2H6 B. C2H4 C. C2H4O D. C2H4O2
Phần tự luận
Câu 1. (3 điểm): Hoàn thành các phương trình hoá học sau:
1. Na + O2 → Na2O
2. Na3PO4 + BaCl2 → NaCl + Ba3(PO4)2
3. Al2O3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O
( Cân bằng luôn vào các phản ứng phía trên, không cần viết lại)
Câu 2. (3 điểm): Cho a gam nhôm (Al) tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 29,4 gam axit sunfuric ( H2SO4 ). Sau phản ứng thu được muối nhôm sunfat ( Al2(SO4)3 ) và khí hiđro ( H2)
a. Viết phương trình hóa học?
b. Tính a gam nhôm đã tham gia phản ứng?
c. Tính thể tích khí hiđro sinh ra ( ở đktc)?
Câu 3 (1 điểm): Hợp chất A chứa nguyên tố: Fe và O . Trong phân tử A có 7 nguyên tử và MA = 232 (g/mol). Tìm công thức hoá học của A?
(Cho biết : S = 32 ; O = 16; Al = 27; H = 1; Fe = 56; C = 12)
Đáp án và Thang điểm
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Mỗi đáp án đúng (0.5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | C | B | D | A | D |
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm):
Câu 1 (3đ): Mỗi phản ứng cân bằng đúng 1đ
1. 4Na + O2 → 2Na2O
2. 2Na3PO4 + 3BaCl2 → 6NaCl + Ba3(PO4)2
3. Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
Câu 2 (3đ):
a. ( 0,5đ) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
b. (1,25đ) Tính được khối lượng a gam nhôm: 5,4( gam)
nH2SO4 = 29,4 / 98 = 0,3 mol
Theo pt: nAl = 2/3 . nH2SO4 = 0,3 . 2/3 = 0,2 mol
mAl = 27 . 0,2 = 5,4 g
c. (1,25đ) Tính được thể tích khí H2 sinh ra (đktc): 6,72 ( lít)
Theo pt: nH2 = nH2SO4 = 0,3 mol
⇒ VH2 = 0,3 . 22,4 = 6,72 l
Câu 3 (1đ) Xác định được công thức hoá học của hợp chất A: Fe3O4
Đặt CTHH là FexOy
Theo bài ta có: 56x + 16 y = 232
x + y = 7
Giải hệ ⇒ x = 3, y = 4 ⇒ Fe3O4
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 1
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Hóa học lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
I. TRẮC NGHIỆM
Học sinh hãy chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Ở trạng thái bình thường, nguyên tử trung hòa về điện vì:
A. số p = số n
B. số n = số e
C. số e = số p
D. tất cả đều đúng
Câu 2: Công thức hóa học nào sau đây viết đúng?
A. NaO2
B. CO3
C. AgO
D. Al2O3
Câu 3: Khi thổi hơi thở nhẹ vào ống nghiệm đựng nước vôi trong, hiện tượng quan sát được là:
A. sủi bọt khí
B. nước vôi trong bị đục
C. nước vôi trong vẫn trong suốt
D. nước vôi trong chuyển sang màu hồng
Câu 4: Phương trình hóa học dung để biểu diễn ngắn gọn:
A. một phân tử
B. kí hiệu hóa học
C. công thức hóa học
D. phản ứng hóa học
Câu 5: Hai chất khí khác nhau có cùng 1 mol, được đo ở cùng điều kiên nhiệt độ và áp suất như nhau thì thể tích của hai chất khí này như thế nào?
A. bằng nhau
B. bằng nhau và bằng 22,4 lít
C. khác nhau
D. không thể xác định được
Câu 6: Công thức hóa học của một chất cho ta biết:
A. Phân tử khối của chất.
B. Các nguyên tố cấu tạo nên chất.
C. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Phân tử khối của canxi cacbonat CaCO3 và sắt(III) sunfat Fe2(SO4)3 lần lượt là:
A. 197 và 342
B. 100 và 400
C. 197 và 234
D. 400 và 100
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Chọn những từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
_____ là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là _____, còn _____ mới sinh ra gọi là _____. Trong úa trình phản ứng, lượng chất _____ giảm dần, còn lượng chất_____ tang dần.
Câu 2: Tính khối lượng của:
0,15 mol CuSO4 (Cho Cu=64, S=32, O=16)
5,6 lít khí CO2 (đktc) (Cho C=12, O=16)
Câu 3: Hãy lập các phương trình hóa học sau đây:
Fe + Cl2 −to→ FeCl3
P2O5 + H2O → H3PO4
CO2 + KOH → K2CO3 + H2O
Al2O3 + HCl → AlCl3 + H2O
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam kẽm vào dung dịch axit clohidric HCl có chứa 7,3 gam HCl (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch muối kẽm clorua và 0,2 gam khí hidro.
Lập công thức hóa học của muối kẽm clorua. Biết kẽm clorua do hai nguyên tố là Zn và Cl tạo ra.
Tính khối lượng muối kẽm clorua tạo thành.
Đáp án và hướng dẫn giải
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: chọn C
Hướng dẫn: Số proton mang điện dương và số electron mang điện âm.
Câu 2: chọn D
Hướng dẫn: Áp dụng quy tắc hóa trị để suy ra công thức đúng.
Câu 3: chọn B
Hướng dẫn: Trong hơi thở có khí CO2 nên làm đục nước vôi trong theo phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Câu 4: chọn D
Câu 5: chọn A
Hướng dẫn: Các khí khác nhau được ở cùng điều kiện về: nhiệt độ và áp suất thì có cùng số mol => thể tích bằng nhau.
Câu 6: chọn D
Câu 7: chọn B
Hướng dẫn: +) CaCO3 : 40 + 12 + 16 x 3 = 100 đvC
+) Fe2(SO4)3 : 56 x 2 + (32 + 16 x 4) x 3 = 400 đvC
II. TỰ LUẬN
Câu 1:
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác. Chất biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng, còn chất mới sinh ra gọi là sản phẩm. Trong quá trinh phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, còn lượng chất sản phẩm tang dần.
a) Khối lượng của CuSO4: m = n.M = 0,15.160 = 24 (gam)
b) Số mol CO2: n =V/22,4= 5,6/22,4 = 0,25 (mol)
Khối lượng của CO2: m = n.M = 0,25.44 = 11 (gam)
Câu 2: Các phương trình hóa học :
2Fe + 3Cl2 −to→ 2FeCl3
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Câu 3:
a) Lập công thức hóa học của muối kẽm clorua: ZnCl2
b) Khối lượng muối ZnCl2 = 6,5 + 7,3 – 0,2 = 13,6 (gam)
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Giữa học kì 2
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Hóa học lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1. Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế từ 2 chất nào sau đây?
A. CuO; Fe3O4 B. KMnO4; KClO3
C. Không khí; H2O D. KMnO4; MnO2
Câu 2. Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp:
A. S + O2
C. CH4 + 2O2
Câu 3. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào xảy ra sự oxi hóa
A. CaO + H2O → Ca(OH)2 B. S + O2
C. K2O + H2O → 2KOH D. CaCO3
Câu 4. Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí dựa vào tính chất nào sau đây của oxi:
A. Khí O2 nhẹ hơn không khí
C. Khí O2 là khí không mùi.
B. Khí O2 dễ hoà tan trong nước.
D. Khí O2 nặng hơn không khí
Câu 5. Hiện tượng nào sau đây là sự oxi hóa chậm:
A. Đốt cồn trong không khí.
B. Sắt để lâu trong không khí bị gỉ.
C. Nước bốc hơi.
D. Đốt cháy lưu huỳnh trong khôngkhí.
Câu 6. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng phân hủy
A. CuO + H2
C. CaO + H2O
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Cho các chất sau: SO2, Fe2O3, Al2O3, P2O5. Đọc tên và hãy cho biết những chất nào là oxit bazơ, là oxit axit?
Câu 2: Hoàn thành phản ứng sau:
a) S + O2
c) P + O2
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam Sắt (Fe) trong không khí
a) Tính khối lượng sản phẩm thu được?
b) Tính thể tích khí oxi, và thể tích không.khí cần dùng ở đktc? (biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí)
c) Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế đủ oxi cho phản ứng trên? Biết rằng lượng oxi thu được hao hụt 20%
Cho biết: Fe = 56, O = 16, K = 39, Mn = 55
—————— Hết ——————
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ II – ĐỀ 2
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) (0,5 điểm/câu đúng)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
B |
A |
B |
D |
B |
D |
Câu 1: Đáp án B
Trong phòng thí nghiệm, khí oxi đươc điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3
Câu 2: Đáp án A
– Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu. => Phản ứng A
Câu 3: Đáp án B
Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa
Câu 4: Đáp án D
Thu khí oxi bằng hai cách: đẩy không khí hoặc đẩy nước
Oxi đẩy không khí ra khỏi lọ vì oxi nặng hơn không khí.
Câu 5: Đáp án B
Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng, thường xảy ra trong tự nhiên : các đồ vật bằng gang, thép trong tự nhiên dần biến thành oxit, sự oxi hóa chậm các chất hữu cơ trong cơ thể diễn ra liên tục,…
Câu 6: Đáp án D
Phản ứng phân hủy là phản ứng hoá học trong đó 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1:
Oxit axit: SO2, P2O5
SO2: Lưu huỳnh đioxit
P2O5: điphotpho pentaoxit
Oxit bazơ: Fe2O3, Al2O3
Fe2O3: Sắt (III) oxit
Al2O3: Nhôm oxit
Câu 2:
a) S + O2
b) 3Fe + 2O2
c) 4P + 5O2
d) CH4 + 2O2
Câu 3:
a/ Số mol Fe là : nFe = 16,8: 56 = 0,3 mol
PTPƯ:
3Fe + 2O2
0,3 mol → 0,2mol → 0,1 mol
Từ (1) ta có số mol Fe3O4 = 0,1mol
→ m Fe3O4 = n.M = 0,1.232 = 23,2gam
b/ Từ (1) ta có số mol O2 đã dùng nO2 = 0,2 mol
Thể tích khí oxi đã dùng ở đktc: VO2 = n.22,4 = 0,2.22,4 = 4,48 lít
Thể tích không khí đã dùng: Vkk = 5. VO2= 5.4,48 = 22,4 lít.
c/ PTPƯ
2 KMnO4
0,4444mol ← 0,222mol
Vì lượng Oxi thu được hao hụt 10% nên số mol O2 cần có là:
nO2 = 0,2mol.100/90 = 0.222 mol
Từ (2) ta có số mol KMnO4 = 0,444mol
Khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân
mKMnO4 = n.M = 0,444.158 = 70.152 gam
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 2
Năm học 2021 – 2022
Bài thi môn: Hóa học lớp 8
Thời gian làm bài: phút
(Đề thi số 1)
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Khoanh tròn vào chữ A hoặc B, C, D, trước phương án đúng.
Câu 1: Oxit nào sau đây khi tác dụng với nước tạo thành bazơ tương ứng?
A. Fe2O
B. CaO
C. SO3
D. P2O5
Câu 2: Oxit của một nguyên tố có hóa trị II chứa 20% oxi (về khối lượng). Nguyên tố đó là:
A. đồng
B. nhôm
C. canxi
D. magie
Câu 3: Trong dãy chất sau đây, dãy chất nào toàn là oxit?
A. H2O, MgO, SO2, FeSO4
B. CO2, SO2, N2O5, P2O5
C. CO2, K2O, Ca(OH)2, NO
D. CaO, SO2, Na2CO3, H2SO4
Câu 4: Cho 6,5 gam kẽm vào dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là:
A. 2 lít
B. 4,48 lít
C. 2,24 lít
D. 4 lít
Câu 5: Trường hợp nào sau đây chứa khối lượng nguyên tử hiđro ít nhất?
A. 6.1023 phân tử H2
B. 3.1023 phân tử H2O
C. 0,6g CH4
D. 1,50g NH4Cl
Câu 6: Khử 12g sắt(III) oxit bằng khí hiđro. Thể tích khí hiđro cần dùng (đktc) là
A. 5,04 lít
B. 7,36 lít
C. 10,08 lít
D. 8,2 lít
II. TỰ LUẬN
Câu 7: Hãy định nghĩa: axit, bazơ, muối và cho ví dụ minh họa.
Câu 8: Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
Fe2O3 + ? −to→ Fe + ?
Zn + HCl → ZnCl2 + ?
Na + H2O NaOH + ?
KClO3 −to→ KCl + ?
Al + H2SO4 (loãng) ? + ?
Câu 9: Dẫn khí hiđro đi qua CuO nung nóng.
Viết phương trình hóa học xảy ra.
Sau phản ứng, thu được 19,2 gam Cu. Tính khối lượng CuO tham gia phản ứng và thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.
(Biết O=16, Cu=64, Al=27, H=1, S=32).
Đáp án và hướng dẫn giải
I. TRĂC NGHIỆM
Câu 1: chọn B
Câu 2: chọn A
Gọi công thức axit của kim loại hóa trị II, có dạng; RO.
Theo đề bài, ta có: %O = 16/(R+16) x 100% = 20%
R + 16 = 1600/20 = 80 → R = 64: đồng (Cu)
Câu 3: chọn B
Câu 4: chọn C
Ta có: nZn = 6,5/65 = 0,1 (mol)
Phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (1)
(mol) 0,1 → 0,1
Từ (1) → nH2= 0,1 (mol) → VH2= 0,1 x 22,4 (l)
Câu 5: chọn D
– Số nguyên tử H trong 6.1023 phân tử H2 là:
2.6.1023 = 1,2.1024 (nguyên tử)
– Số nguyên tử H trong 3.1023 phân tử H2O là:
2.3.1023 = 6.1023 (nguyên tử)
– Số mol CH4 là 0,6 : 16 = 0,0375 mol
→ Số nguyên tử H trong 0,6 gam CH4 là:
0,0375.4. 6.1023 = 9.1022 (nguyên tử)
– Số mol NH4Cl là 1,5 : 53,5 = 0,028 mol
→ Số nguyên tử H trong 1,5 gam NH4Cl là:
0,028.4. 6.1023 = 6,72.1022 (nguyên tử)
Vậy trong 1,5 gam NH4Cl có số nguyên tử H ít nhất, nên khối lượng H cũng là ít nhất.
Câu 6: chọn A
Ta có: nFe2O3= 12/160 = 0,075 (mol)
Phản ứng: Fe2O3 + 3H2 −to→ 2Fe + 3H2O (1)
(mol) 0,075 → 0,225
Từ (1) → nH2= 0,225 (mol) → VH2= 0,225 x 22,4 = 5,04 (l)
II. TỰ LUẬN
Câu 7:
– Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. Ví dụ HCl, H2SO4, …
– Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (- OH). Ví dụ NaOH, Ca(OH)2 …
– Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. Ví dụ BaSO4, NaCl, FeCl3 …
Câu 8:
Fe2O3 + 3H2 −to→ 2Fe + 3H2O
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
Na + H2O NaOH + 1/2H2↑
KClO3 −to→ KCl + 3/2O2↑
Câu 9: a) Phản ứng
CuO + H2 −to→ Cu + H2O (1)
(mol) 0,3 0,3 ← 0,3
b) Ta có: nCu = 19,2/64 = 0,3 (mol)
Từ (1) → nCu = 0,3 (mol) → mCuO = 0,3 x 80 = 24 (gam)
Và nH2= 0,3 (mol) → VH2 0,3 x 22,4 = 6,72 (lít)
………………………………
………………………………
………………………………
Trên đây là phần tóm tắt một số đề thi trong các bộ đề thi Hóa học lớp 8, để xem đầy đủ mời quí bạn đọc lựa chọn một trong các bộ đề thi ở trên!
Lưu trữ: Bộ Đề thi Hóa học 8 theo Chương