Chương II: Các nước Âu – Mĩ cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 6 trang 39: Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?

Trả lời:

   – Giai cấp tư sản Anh chú trọng vào các nước thuộc địa vì:

      + Các nước thuộc địa vừa là nơi cung cấp nguyên liệu vừa là thị trường tiêu thụ.

      + Đầu tư vào thuộc vốn đầu tư ít mà lại mang lại nguồn lãi lớn và nhanh chóng.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 6 trang 40: Trình bày nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của Anh.

Trả lời:

   – Nguyên nhân dẫn tới tiunhf trạng tụt hậu về công nghiệp của Anh:

      + Anh tiến hành cách mạng công nghiệp sớm, đã trở nên lạc hậu và chậm áp dụng kĩ thuật, trang thiết bị hiện đại.

      + Hàng rào thuế quan chặt chẽ làm cho hàng hóa Anh khó xâm nhập vào thị trường thế giới như trước.

      + Giai cấp tư sản, Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 6 trang 40: Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh.

Trả lời:

    Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa – “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 6 trang 41: Các tổ chức độc quyền ở Pháp ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào?

Trả lời:

   – Về kinh tế:

      + Đến năm 1870, công nghiệp Pháp từ hàng thứ hai thế giới (sau Anh) tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

      + Đầu thế kỉ XX một số ngành vẫn phát triển: khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô…

      + Nông nghiệp vẫn là nền sản xuất nhỏ.

   – Các công ti độc quyền ra đời dần chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 6 trang 41: Tại sao nói chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?

Trả lời:

    Chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì

       + Phần lớn tư bản của Pháp là cho các nước châu Âu vay để thu lãi.

       + Pháp là chủ nợ lớn nhất trong hệ thống kinh tế thé giới.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 6 trang 41: Các công ti độc quyền ở Đức ra đời trong điều kiện kinh tế như thế nào?

Trả lời:

   – Về kinh tế: Từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

      + Cuối thế kỉ XIX, quá trình tập trung sản xuất, tập chung tư bản diễn ra ở Đức cao độ.

   => Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Đức.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 6 trang 41: Nêu đặc điểm của đế quốc Đức và giải thích.

Trả lời:

   – Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

   – Chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến” vì:

      + Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động, hiếu chiến: để cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, chạy đua vũ trang.

      + Giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 6 trang 43: Các công ti độc quyền ở Mĩ hình thành trong tình trạng kinh tế như thế nào?

Trả lời:

   – Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới.

   – Tập trung tư bản cao độ.

   – Nông nghiệp, đạt được nhiều thành tựu.

   => Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền ớ Mĩ ra đời chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 6 trang 43: Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”?

Trả lời:

   – Mĩ có nền kĩ thuật công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, hình thành hàng loạt các tổ chức độc quyền công nghiệp khổng lồ, chi phối nền kinh tế Mĩ.

   Đứng đầu các công ti đó là những ông vua như “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Mooc-gan, “vua ô tô” Pho….

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 6 trang 43: Qua tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, hãy nêu đặc điểm chung, nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước đó.

Trả lời:

   – Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, nền kinh tế các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ phát triển mạnh mẽ.

      + Quá trình tập chung sản xuất, tập chung tư bản diễn ra mạnh mẽ

      + Hình thành các tổ chức độc quyền, chi phối toàn bộ đời sống xã hội.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 6 trang 43: Quan sát hình 32 (SGK, trang 43) em hãy cho biết quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mĩ được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

   Hình 32 (SGK, trang 43) thể hiện vai trò quyền lực của các công ti độc quyền ở Mĩ:

   – Con mãng xà khổng lồ tượng trưng cho các tổ chức độc quyền của Mĩ , có đuôi rất dài quấn chặt và Nhà Trắng ( trụ sở chính quyền ), há to mồm đe dọa , nuốt sống người dân .

      + Điều này thể hiện vai trò quyền lực của các công ty độc quyền Mỹ , cấu kết chặt chẽ và chi phối nhà nước tư sản để thống trị và khống chế cuộc sống nhân dân.

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 6 trang 44: Quan sát lược đồ (SGK, trang 44) kết hợp với bản đồ thế giới và các kiến thức đã học, ghi tên các thuộc địa của Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

Trả lời:

   – Thuộc địa của Anh: Niu Di-lân, O-xtray-li-a, Ca-na-đa, Ấn Độ, Ai Cập, xu-đăng, Nam Phi, My-an-ma…

   – Thuộc địa của Pháp là: An-giê-ri, Tuy-ni-di, Ma-rốc, Ma-đa-ga-xoa…

   – Thuộc địa của Đức: Tô-gô, Camơrun,…

   – Thuộc địa của Mĩ: Phi-lip-pin, Cuba, Mê-hi-cô,…

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 6 trang 44: Tại sao các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa?

Trả lời:

    Các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa do nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, xuất khẩu tư bản tăng…

Bài 1 trang 44 Lịch Sử 8: So sánh về vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm:1870, 1913.

Trả lời:

Năm Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Thứ tư
1870 Anh Pháp Đức
1913 Đức Anh Pháp

Bài 2 trang 45 Lịch Sử 8: Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc trẻ (Đức, Mĩ).

Trả lời:

   – Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) và các nước đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức) là vấn đề thuộc địa.

      + Anh, Pháp có nhiều thuộc địa nhất nhưng kinh tế kém phát triển so với Mĩ, Đức.

      + Mĩ, Đức vươn lên nhanh chóng về tốc độ phát triển kinh tế nhưng lại có ít thuộc địa hơn Anh, Pháp.

Bài 3 trang 45 Lịch Sử 8: Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nàoo?

Trả lời:

   Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc là:

   Các nước đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa, chạy đua vũ trang, ráo riết chuẩn bị chiến tranh chia lại thị trường thế giới.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1173

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống