Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
A. Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 (ngắn nhất)
Đề 1: Thuyết minh về kính đeo mắt
Dàn ý (mẫu 1)
Mở bài: giới thiệu chung về kính đeo mắt (vật dụng quen thuộc, gần gũi với nhiều người).
Thân bài: thuyết minh về kính đeo mắt.
+ Nguồn gốc của chiếc kính đeo mắt (ai đã phát minh ra nó, vào thời gian, hoàn cảnh nào).
+ Hình dáng, cấu tạo của chiếc kính đeo mắt.
+ Chất liệu.
+ Các loại kính đeo mắt phổ biến và công dụng của từng loại, vai trò của kính đeo mắt trong đời sống con người hiện nay, đặc biệt là các bạn học sinh.
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về chiếc kính đeo mắt.
Dàn ý (mẫu 2)
Mở bài: Giới thiệu về kính đeo mắt
Thân bài:
– Nguồn gốc: Hình dạng ban đầu của kính mắt được xác định đơn giản chỉ là một thấu kính bằng thạch anh được tìm thấy trong di chỉ khảo cổ ở Iraq. Tuy nhiên, những chiếc kính mắt thực sự được ghi nhận đầu tiên vào năm 1260 tại Ý.
– Cấu tạo:
+ Gọng kính: làm bằng kim loại chống gỉ hoặc chất dẻo (cứng hoặc dẻo).Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính.
+ Mắt kính: làm bằng nhựa hoặc thủy tinh trong suốt.
– Phân loại:
+ Kính thuốc: chỉ định cho người mắc tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị). Đơn kính phải do bác sĩ nhãn khoa chỉ định sau khi đã tiến hành khám mắt toàn diện.
+ Kính an toàn: hạn chế dị vật, chống mảnh vỡ bay vào mắt, chắn bớt sáng hay bức xạ.
+ Kính râm: giúp nhìn tốt hơn trong ánh sáng ban ngày, bảo vệ khỏi tia UV, hoặc chỉ để che đôi mắt
+ Kính xem ảnh 3D và 4D, thời trang, thẩm mĩ,…
– Cách sử dụng và giữ gìn : sau khi dùng nên lau kính và cho vào hộp tránh trầy xước.
Kết bài : Cảm nghĩ về vai trò của kính.
Bài văn mẫu
Đề 2: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi
Dàn ý (mẫu 1)
Mở bài: giới thiệu chung về bút bi (bút máy) (vật dụng quen thuộc, gần gũi với nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh).
Thân bài: thuyết minh về bút bi (bút máy).
+ Nguồn gốc của chiếc bút bi (bút máy) (ai đã phát minh ra nó, vào thời gian, hoàn cảnh nào).
+ Hình dáng, cấu tạo của bút bi (bút máy).
+ Chúng thường được làm bằng chất liệu gì.
+ Công dụng, vai trò của kính đeo mắt trong đời sống con người hiện nay, đặc biệt là các bạn học sinh.
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về chiếc bút bi (bút máy)
Dàn ý (mẫu 2)
Mở bài: Giới thiệu về chiếc bút bi
Thân bài:
– Nguồn gốc: Bằng sáng chế đầu tiên cho một cây bút bi được công nhận vào ngày 30 tháng 10 năm 1888 với tác giả là John J. Loud, người đã tạo ra một công cụ viết có thể viết “trên bề mặt thô, chẳng hạn như gỗ, giấy gói thô và các sản phẩm khác “mà những chiếc bút thông thường không thể làm được.
– Cấu tạo:
+ Bút bi có cấu tạo 3 phần cơ bản: Vỏ, ruột và bộ phận điều chỉnh bút.
+ Vỏ thường được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp nhẹ mà cứng để bảo vệ phần ruột bút bên trong.
+ Ruột bằng nhựa dẻo hình trụ đựng mực, bộ phận điều chỉnh gồm phần bấm và lò xo, ngoài ra có thể có nắp.
– Phân loại: Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực.
– Công dụng : rất tiện lợi vì tính viết nhanh gọn, người bạn đồng hành của học sinh, sinh viên, giáo viên và tất cả mọi người.
– Cách bảo quản : Ngòi bút là phần quan trọng nên khi dùng xong nên bấm ngòi thụt vào tránh rơi gây vỡ, gai ngòi bút; bảo quản bút trong hộp,; không viết lên về mặt cứng, nhám.
Kết bài : Cảm nghĩ về chiếc bút bi.
Bài văn mẫu
Đề 3: Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến
Dàn ý (mẫu 1)
Mở bài: giới thiệu chung về đôi dép lốp (là vật dụng quen thuộc, gắn liền với con người Việt Nam trong những cuộc kháng chiến lịch sử).
Thân bài: thuyết minh về đôi dép lốp.
+ Nguồn gốc của chiếc đôi dép lốp (ai đã làm ra nó, vào thời gian, hoàn cảnh nào).
+ Hình dáng của đôi dép.
+ Chúng thường được làm bằng chất liệu gì.
+ Vai trò của chúng đối với những chặng đường kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về đôi dép lốp.
Dàn ý (mẫu 2)
Mở bài: Giới thiệu về chiếc dép lốp trong kháng chiến-một biểu tượng tại Việt Nam.
Thân bài:
– Nguồn gốc: phổ biến tại Việt Nam trong cả hai cuộc chiến tranh, trở thành một biểu tượng nổi tiếng của những người Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất đất nước.
– Cách chế tạo:
+ Một phần lốp ô tô được cắt ra làm đế (thường là phần giữa), phần ngoài của lốp (tiếp xúc với đường) đặt phía dưới.
+Quai của dép lốp được cắt ra từ săm ô tô cũ, hẹp 1-1.5 cm, dài tùy ý sao cho phù hợp với chân.Để xỏ quai, người ta đục hay rạch trên đó tám cái khe ở mép (là 8 đầu nối quai và đế).
+ Xỏ quai vào lỗ bằng cách dùng rút dép, kẹp đầu dây, luồn qua khe trên đế.(rút dép là một mảnh kim loại mảnh, dài, gập đôi lại).
– Công dụng: tiện lợi, đi nhẹ và êm, lội nước và bùn rất thuận tiện, bảo vệ bàn chân trong hầu hết trường hợp giẫm lên cả mẻ chai, thép gai, lửa đỏ…
– Bảo quản: Tránh nơi có nhiệt độ cao.
Kết bài: Khái quát về vai trò của đôi dép lốp trong kháng chiến.
Bài văn mẫu
Đề 4: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
Dàn ý (mẫu 1)
Mở bài: giới thiệu chung về chiếc áo dài (biểu tượng truyền thống của người phụ nữ Việt Nam).
Thân bài: thuyết minh về chiếc áo dài
+ Lịch sử chiếc áo dài: ra đời bao giờ, ở đâu, trải qua mấy giai đoạn phát triển, thay đổi?
+ Hình dáng chiếc áo dài truyền thống.
+ Chất liệu.
+ Vai trò to lớn của chiếc áo dài trong đời sống hằng, trong văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt là người phụ nữ.
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về chiếc áo dài Việt Nam (yêu mến, tự hào, trân trọng,…).
Dàn ý (mẫu 2)
Mở bài : Giới thiệu vè chiếc áo dài Việt Nam-biểu tượng của văn hóa Việt
Thân bài :
– Nguồn gốc : đầu thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765). Áo dài thay đổi theo từng thời gian và giai đoạn lịch sử khác nhau.
– Cấu tạo :
+ Cổ áo cao 4 – 5cm, khoét hình chữ V trước cổ, ngày nay được biến tấu đa dạng.
+ Thân áo từ cổ xuống phần eo, được may vừa vặn, ôm sát, phần eo được chít ben (hai ben ở thân sau và hai ben ở thân trước). Cúc áo thường là cúc bấm từ cổ áo qua vai xuống đến eo.
+ Từ eo xẻ làm hai tà : tà trước và tà sau đều dài quá gối.
– Vai trò:
+ Áo dài Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà…
+ Chiếc áo dài hiện đại vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện.
+ Áo dài xuất hiện nhiều trong thơ văn, hội họa: Tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ; mang tính biểu tượng cao.
– Bảo quản : Mặc xong nên giặt phơi nhẹ nhàng, tránh bạc màu, không vứt bừa tránh nhàu xấu. Nên treo trên mắc áo để giữ dáng áo.
Kết bài: Khái quát vai trò của áo dài.
Bài văn mẫu