Bài 20

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

A. Soạn bài Câu cầu khiến (ngắn nhất)

I.Đặc điểm hình thức và chức năng

Câu 1 :

Câu cầu khiến và tác dụng:

a.

– Thôi đừng lo lắng. (khuyên bảo).

– Cứ về đi (yêu cầu).

b.

Đi thôi con (yêu cầu).

Đặc điểm hình thức cho biết đó là câu cầu khiến. Những từ cầu khiến: đừng, … đi, thôi.

Câu 2 :

– Cách đọc câu “Mở cửa!” trong (b) khác với cách đọc “Mở cửa.” trong câu (a).

– Câu “Mở cửa!” trong (b) dùng để yêu cầu, ra lệnh. “Mở cửa.” trong (a) dùng để trả lời cho câu hỏi “Anh đang làm gì đấy?”.

II.Luyện tập

Câu 1 :

Đặc điểm hình thức: Có chứa từ cầu khiến hãy (a), đi (b), đừng (c).

– Câu a khuyết chủ ngữ, câu b chủ ngữ là “Ông giáo”, câu c chủ ngữ là “chúng ta”.

– Thêm bớt chủ ngữ vào các câu cầu khiến trên:

    a- Thêm CN: Con hãy lấy gạo…..⇒ Ý nghĩa câu không thay đổi, đối tượng tiếp nhận cụ thể hơn, tình cảm nhẹ nhàng, thân mật hơn.

    b- Bớt CN: Hút trước đi! ⇒ Ý cầu khiến nhấn mạnh hơn nhưng thiếu tôn trọng người đối thoại.

    c- Bớt CN: Nay các anh đừng… thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu.

Câu 2 :

a- Thôi, im… đi.⇒ thiếu CN; từ cầu khiến: đi.

b- Các em đừng khóc.⇒ CN ở ngôi thứ hai, số nhiều; từ cầu khiến: đừng .

c- Đưa tay cho tôi mau ! Cầm lấy tay tôi này !⇒ Không CN, không từ cầu khiến nhưng có ngữ điệu cầu khiến.

Câu 3 :

-Câu a vắng CN nên ý nghĩa cầu khiến không có sự trang nhã, lịch sự, giống như một mệnh lệnh.

-Câu b Có CN, ngôi thứ 2, số ít ⇒ ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện tình cảm của người nói đối với người nghe.

Câu 4 :

– Mục đích: Dế Choắt đề nghị Dế Mèn đào giúp một cái ngách thông sang nhà.

– dùng câu nghi vấn vì Dế Choắt tự xem mình là người dưới vai trong giao tiếp và Dế Choắt yếu đuối, nhút nhát.

Câu 5 :

Không thể thay thế cho nhau vì ý nghĩa của hai câu rất khác nhau.

    a- Đi đi con ! ⇒ người mẹ động viên, khuyến khích người con vững bước đi vào đời. ( chỉ mình con đi).

    b- Đi thôi con ! ⇒ ra lệnh, yêu cầu con đi .(cả mẹ và con cùng đi).

B. Kiến thức cơ bản

– Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…

– Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1003

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống