Bài 20

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Bố cục

2 phần

– Phần 1 (3 câu thơ đầu): Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác

– Phần 2 (còn lại): Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :

– Bài thơ thuộc thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

– Một số bài thơ cùng loại: “Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Ngắm trăng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…”

Câu 2 ( trang 29 sgk ngữ văn 8 tập 2) :

– Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ: sảng khoái, hóm hỉnh, thoải mái

– Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó: Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự tại:

 + “sáng ra bờ suối, tối vào hang”: Cuộc sống tự tại, hòa hợp với thiên nhiên

 + “cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”: Vui vẻ với những thức quà của thiên nhiên.

 + “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”: Điều kiện khó khăn nhưng là nơi làm nơi công việc lớn lao, quan trọng

– Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy “thật là sang” là bởi vì:

 + Bác thực hiện con đường giải phóng dân tộc trong tâm thế ung dung, tự tại, lạc quan.

 + Bác yêu thiên nhiên, được sống hòa mình với thiên nhiên

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

Thú vui “lâm tuyền” của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi:

– Giống nhau:

 + Vui với cái nghèo, đều sống hòa hợp, vui vẻ, chan hòa với tự nhiên.

– Khác nhau:

 + Nguyễn Trãi: bất lực trước thực tại nên lui về ở ẩn, “lánh đục về trong”

 + Hồ Chí Minh: một nhà cách mạng vĩ đại đang nếm mật nằm gai, hoạt động cách mạng bí mật.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 896

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống