Bài 10

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Câu 1: Các tác phẩm Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Lão Hạc được sáng tác vào thời kì nào?

A. 1900 – 1930

B. 1930 – 1945

C. 1945 – 1954

D. 1954 – 1975

Chọn đáp án: B

Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất giá trị của các văn bản Tức nước vỡ bờ, Những ngày thơ ấu, Lão Hạc?

A. Giá trị hiện thực

B. Giá trị nhân đạo

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Chọn đáp án: C

Câu 3: Nhận định sau ứng với nội dung chủ yếu của văn bản nào?

“Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của nhà văn”

A. Tôi đi học

B. Trong lòng mẹ

C. Tức nước vỡ bờ

D. Lão Hạc

Chọn đáp án: D

Câu 4: Nhận xét “Sử dụng thể loại hồi kí với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình, tha thiết” ứng với đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào?

A. Tôi đi học

B. Trong lòng mẹ

C. Tức nước vỡ bờ

D. Lão Hạc

Chọn đáp án: B

Câu 5: Nối một nội dung ở cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được những nhận định chính xác về chủ đề của các văn bản truyện kí đã học.

A B
1. Tôi đi học a. Nói lên tình cảnh đáng thương của một em bé mồ côi cha và tình cảm sâu sắc của em dành cho người mẹ bất hạnh
2. Trong lòng mẹ b. Nói về một người nông dân cùng khổ bị chà đạp và đè nén thái quá đã uất ức vùng lên
3. Tức nước vỡ bờ c. Nói về một ông lão nông dân bị đói đã tự tử bằng bả chó
4. Lão Hạc d. Nói về tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ nảy nở trong lòng một em bé nhỏ trong vào ngày đến trường đầu tiên.

Chọn đáp án: 1.D 2.A 3.B 4.C

Câu 6: Các tác phẩm Tức nước vỡ bờ, Những ngày thơ ấu, Lão Hạc có những điểm gì chung?

A. Đều là văn tự sự, đều được xếp vào truyện kí hiện đại (sáng tác vào thời kì 1930-1945).

B. Cùng có đề tài con người và cuộc sống đương thời của tác giả đều đi sâu miêu tả số phận của những con người bị dập vùi, cực khổ.

C. Đều chan chứa tinh thần nhân đạo

D. Cả A, B, C đều đúng

Chọn đáp án: D

Câu 7: Cả ba tác phẩm Tức nước vỡ bờ, Những ngày thơ ấu, Lão Hạc đều có lối viết chân thực gắn với đời sống, bút pháp hiện thực sinh động.

Em có đồng ý hay không?

A. Đồng ý

B. Không đồng ý

Chọn đáp án: A

Câu 8: Các tác giả Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Nam Cao đã dành tình cảm gì cho nhân vật của mình?

A. Ca ngợi, trân trọng tình cảm tốt đẹp, phẩm chất tốt đẹp của con người.

B. Thương xót, đồng cảm cho số phận bất hạnh của những con người mang bản chất tốt đẹp

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Chọn đáp án: C

Câu 9: Dòng nào nêu đúng nhất về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc?

A. Nghệ thuật xây dựng hình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc

B. Miêu tả chân thực, so sánh tiêu biểu, lời văn tha thiết, cảm động

C. Sử dụng điểm nhìn của trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng

D. Cả A, B và C đều sai.

Chọn đáp án: A

Câu 10: Cho đoạn văn:

Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tối, chúng ní khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa. khác gì ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra ngay trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Từ ảo ảnh trong đoạn văn trên mang nghĩa là gì?

A. Hình ảnh giống như thật, nhưng không có thật

B. hiện tượng quang học xảy ra ở các xứ nóng, khiến tưởng như nhìn thấy ở phía trước có nước, thường với những hình ảnh lộn ngược của những vật ở xa.

C. Hình ảnh của cái không có thật nhưng giống như thật; ở đây nói đến một hiện tượng đặc biệt chỉ thấy ở sa mạc: người đi trên sa mạc thấy phía xa có hình ảnh cây cối soi bóng trên mặt nước, tưởng ở đó có hồ nước, nhưng thực ra, đó chỉ là ảo ảnh được tạo ra bởi lớp không khí nóng trên sa mạc mà thôi

D. Câu A và B đúng

Chọn đáp án: C

Câu 11: Văn bản nào sử dung thể loại hồi kí?

A. Tôi đi học

B. Trong lòng mẹ

C. Tức nước vỡ bờ

D. Lão Hạc

Chọn đáp án: B

Câu 12: Điền từ còn thiếu cho câu văn sau:

Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, … đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống cự lại.

A. Lão Hạc

B. Ngô Tất Tố

C. Tức nước vỡ bờ

D. Đoạn trích Trong lòng mẹ

Chọn đáp án: C

Câu 13: Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Hãy cho biết, sự thay đổi cách xưng hô này mang tác dụng gì?

A. Làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị “ra đòn” bất ngờ.

B. Thể hiện tâm trạng phẫn uất, những chịu đựng bị dồn nén của chị Dậu

C. Là hành vi thể hiện sự “tức nước – vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị Dậu

D. Nhấn mạnh sự nổi giận (cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội, làm nổi bật sự căm thù, phẫn nỗ của một người phụ nữ vốn dịu dàng nhưng cũng tiềm tàng sức mạnh phản khánh mạnh mẽ

Chọn đáp án: D

Câu 14: Cho đoạn văn:

“Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão,ôn tồn bảo:

– Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm chờ tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào… Thế là sướng”.

Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai?

A. Ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc

B. Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên

C. Vợ ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc

D. Một nhân vật khác

Chọn đáp án: A

Câu 15: Cho đoạn văn:

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?”

Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.

Các từ in đậm trong đoạn văn trên gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động của nhân vật nào?

A. Ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc

B. Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên

C. Vợ ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc

D. Một nhân vật khác

Chọn đáp án: B

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1053

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống